Trồng rừng có phải giải pháp đương đầu biến đổi khí hậu?

Thực trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu hiện nay là điều không thể làm ngơ, rất nhiều giải pháp thân thiện, bền vững từ đơn giản đến phức tạp đã được đề ra. Trong rất nhiều giải pháp, đơn giản nhất và cũng khó khăn để thực hiện nhất chính là trồng rừng, trả lại nguyên trạng cho thiên nhiên. Liệu đây có phải hướng đi hiệu quả nhất?

Theo nghiên cứu vừa được công bố bởi phòng thí nghiệm ETH Zurich, việc phục hồi những khu rừng trên khắp thế giới được xem là giải pháp hữu hiệu nhất để đương đầu với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu nhiều phương pháp tự nhiên, từ đó lập ra bản đồ các địa điểm mà cây cối có thể phát triển mạnh mẽ cũng như lượng carbon chúng sẽ chuyển hoá được.

rừng 3

Ảnh: ETH Zurich.

Nhóm nghiên cứu tính toán được rằng trong thời điểm khí hậu hiện tại , đất có thể hỗ trợ tối đa 4,4 tỷ ha cây che phủ, con số này cao hơn hẳn so với 2.8 tỷ ha đất rừng hiện tại, 205 tỷ tấn carbon sẽ được lưu trữ chuyển hoá (chiếm 2/3 lượng carbon thải ra khí quyển mỗi ngày ở thời điểm hiện tại tính từ thời điểm cách mạng công nghiệp bùng nổ).

“Mỗi người chúng ta đều biết rằng việc phục hồi rừng có thể góp phần lớn vào quá trình khắc phục hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra, nhưng chúng ta đã không nhận ra hiệu quả của chúng đem lại lớn đến mức nào. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng trồng rừng là giải pháp hữu hiệu bậc nhất hiện nay. Nhưng chúng ta phải hành động thật nhanh chóng vì những khu rừng phải cần đến hàng thập kỷ để trưởng thành cũng như đạt đủ tiềm năng như một nguồn lưu trữ carbon khổng lồ.” – Theo Thomas Crowther, đồng tác giả nghiên cứu, người sáng lập ra ETH Zurich cho biết.

rừng 2

Tổng diện tích rừng. Ảnh: Jachan Devol.

rừng 1

Diện tích rừng được trồng.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra số liệu cụ thể về diện tích đất trồng rừng phục hồi được đề xuất cho từng quốc gia lớn như sau:

  • Nga: 151 triệu ha.

  • Mỹ: 103 triệu ha.

  • Canada: 78,4 triệu ha.

  • Úc: 58 triệu ha.

  • Brazil: 49,7 triệu ha.

  • Trung Quốc: 40,2 triệu ha.

Theo: Designboom | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

Cuộc chiến của KTS với thực trạng biến đổi khí hậu

Biến rác thải xây dựng thành BST nội thất