Celour – Sơn bền vững loại bỏ CO2

Sơn Celour được tạo ra từ quá trình tái chế chất thải bê tông – một vật liệu vốn quen thuộc nhưng lại gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Với giải pháp đang ngày càng hoàn thiện, đây có thể xem là sản phẩm bền vững đầy hứa hẹn trong tương lai.

Sơn Celour là sản phẩm được NTK Kukbong Kim phát triển từ nguồn nguyên liệu chính là chất thải bê tông với khả năng hấp thụ carbon dựa trên trọng lượng. Sản phẩm có thể trung hòa 27 grams CO2 với mỗi 135 grams sơn được sử dụng. Đây là lượng carbon dioxide mà một cá thể cây thông thường hấp thụ mỗi ngày. Sản phẩm có thể được sử dụng cho cả ngoại thất lẫn nội thất.

“Tôi nghĩ vẫn còn quá sớm để mô tả sơn Celour như một loại carbon trung tính. Chúng cần được nghiên cứu thêm nhưng mục tiêu vẫn là biến sơn trở thành sản phẩm không carbon.” – Kukbong Kim cho biết thêm “Sẽ không đủ nếu chúng ta chỉ dừng việc phát thải vì lượng CO2 hiện đã quá cao trong không khí. Chúng ta cần tham gia vào quá trình loại bỏ CO2 trong cuộc sống hàng ngày.”

sơn Celour 1

Ảnh: Tư liệu.

Chất thải bê tông là một loại cặn xi măng có được từ quá trình tái chế bê thông thông thường thu thập từ các bãi chôn lấp. Việc chôn lấp bê tông có thể gây ra phản ứng kiềm hóa đất, tạo ra nhiều tác động bất lợi đến hệ sinh thái địa phương. Theo NTK cho biết, sơn Celour có thể tái hấp thụ một phần đáng kể lượng khí thải tạo ra từ quá trình sản xuất thông qua phản ứng hóa học – một tín hiệu tốt cho môi trường.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng xi măng đã tái hấp thụ khoảng 43% CO2 được tạo ra trong quá trình sản xuất thông qua cacbonat hóa khoáng. Điều này xảy ra khi bê tông được bảo dưỡng bằng cách bổ sung nước, phản ứng với oxit canxi trong xi măng và CO2 trong không khí để tạo thành khoáng chất ổn định gọi là canxi cacbonat hoặc đá vôi. Một khối bê tông truyền thống sẽ luôn được bảo dưỡng trong suốt vòng đời của chúng nhưng vì quá trình này phụ thuộc vào việc tiếp xúc với không khí nên chỉ lớp vỏ bên ngoài phản ứng với CO2.

sơn Celour 2

Ảnh: Tư liệu.

sơn Celour 3

Ảnh: Tư liệu.

Sơn Celour sẽ lưu trữ carbon trong hàng nghìn năng – đó là lời khẳng định của NTK Kukbong Kim khi có thể biến bê tông trở thành sơn thông qua máy nghiền và phương pháp trộn hỗn hợp. Lớp sơn này trải mỏng trên bề mặt để tiếp xúc với không khí nhiều hơn. Ngoài ra phần bột thô còn được lọc và nghiền thành bột để tăng diện tích tương tác của các hạt trong khi kết dính polyvinyl alcohol (PVA) tạo ra những khoảng trống để không khí đi vào. NTK cũng hy vọng sẽ khai thác triệt để thêm các lợi ích thu được từ phương pháp sản xau61t này.

sơn Celour 4

Ảnh: Tư liệu.


Bài: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

Ohmie – Đèn bàn từ vỏ cam

Luma Foundation và chuyện “nuôi trồng” vật liệu bền vững