Notpla – Bao bì sinh học từ rong biển

Với mục tiêu hạn chế sự bùng nổ của bao bì nhựa sử dụng một lần và giảm thiểu rác thải nhựa trên toàn thế giới, bao bì sinh học Notpla đã được công bố như một giải pháp tích cực hướng đến tương lai bền vững.

Sản phẩm bao bì Notpla có thể ăn được là sản phẩm vừa được công ty chuyên môn trong lĩnh vực phát triển bền vững công bố. Bao bì có thiết kế thay thế cho bao nhựa, với cơ chế phân hủy sinh học và được làm từ rong biển, thực vật.

Tên gọi của sản phẩm là cách viết rút gọn của cụm từ not plastic (không phải nhựa), một cách đề cập trực tiếp đến tạo hình trông giống như nhựa nhưng lại có nguồn gốc thực vật. Công ty xây dựng thương hiệu cho Notpla chia sẻ rằng chính tên gọi của sản phẩm là đặc điểm nhận dạng trực quan nhất đến người tiêu dùng.

bao bì 1

Ảnh: Notpla & Superunion.

“Mỗi năm, 8 triệu tấn nhựa được thải ra đại dương. Hành động này của thế giới cần phải thay đổi mỗi khi nhắc đến nhựa sử dụng một lần.” – Giám đốc sáng tạo Mark Wood cho biết.

bao bì 2

Ảnh: Notpla & Superunion.

bao bì 3

Ảnh: Notpla & Superunion.

Theo các nhà thiết kế của Notpla cho biết, vật liệu sản phẩm hoàn toàn có thể ăn và dùng để ủ tại nhà torng vòng 4 đến 6 tuần. Cho đến nay, bao bì đã được sử dụng để tạo ra các màng mỏng và lớp phủ cho các hộp giầy trước đây dùng bằng bìa cứng, đồng thời các gói gia vị cũng được thay đổi. Rong biển được sử dụng làm vật liệu chính nhờ tính năng bền vững, một loại thực vật dưới nước không cần cạnh tranh với các loại cây lương thực trên cạn, đồng thời còn giúp hấp thụ carbon dioxide. Mục đích cuối cùng trong việc sản xuất bao bì sinh học là ngăn chặn quá trình ra đời của hàng tỷ bao bì nhựa sử dụng một lần, cung cấp cho xã hội một giải pháp thay thế tích cực hơn cho tương lai.

bao bì 4

Ảnh: Notpla & Superunion.


Bài: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Ảnh: Notpla & Superunion.


Xem thêm:

Thành phố thử nghiệm – Viễn cảnh từ quá khứ

In 4D – Công nghệ thích nghi của tương lai