Tường cát in 3D: Khám phá tiềm năng của vật liệu và công nghệ

Thiết kế tường cát thể hiện tiềm năng biến đổi ngành công nghiệp xây dựng toàn thế giới của công nghệ in 3D trong sản xuất vật liệu cơ học.

Bảo tàng Tương lai (Museum of the Future) ở Dubai vừa giới thiệu bức tường in 3D bằng cát  Nadarra do kiến ​​trúc sư người Anh Barry Wark thực hiện. Trước đây, phiên bản nhỏ hơn của bức tường này đã được trưng bày tại triển lãm Tomorrow Today năm 2022. Thiết kế tiếp tục được mở rộng lên kích thước 6 mét như hiện tại để phục vụ cho việc trưng bày cố định tại bảo tàng. Nadarra có vẻ ngoài độc đáo nhờ kết cấu in 3D phức tạp, mô phỏng các quá trình phong hóa và xói mòn tạo nên bề mặt đất cát, nhằm nhấn mạnh ranh giới ngày càng mờ nhạt giữa tự nhiên và nhân tạo trong thời kỳ Kỷ Nhân sinh (the Anthropocene).

tuong cat in 3d cong nghe vat lieu

Barry Wark cho biết Nadarra là bức tường in 3D phức tạp nhất từng được sản xuất với công nghệ vốn được sử dụng phổ biến trong sản xuất ô tô.

Barry Wark đã sử dụng phần mềm AI tổng hợp và phương pháp in phun chất kết dính để in 3D bề mặt thành các tấm ghép và xếp chồng chúng lên nhau, tạo ra bức tường lớn. Các quốc gia sa mạc ở khu vực Trung Đông như: UAE, Dubai, Qatar,… có thể khai thác tiềm năng của hình thức in 3D bởi công nghệ này có khả năng liên kết nhiều loại cát và sỏi để tạo thành vật liệu kiến ​​trúc, cho phép sử dụng những gì có sẵn tại địa phương trong thiết kế công trình. Bên cạnh đó, độ bền của bức tường cũng được chứng minh bằng cách nghiền nát và in lại tới tám lần mà không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn cấu trúc, mang đến phương pháp xây dựng sinh thái hơn. 

cong nghe vat lieu xay dung cat

tuong in 3d vat lieu cat ket cau

Chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra đồ nội thất, mặt tiền và thậm chí là các thành phần kết cấu bằng công nghệ in 3D cát nhờ khả năng chịu tải và độ bền tiềm năng của nó.

Trong phiên trưng bày đầu tiên, Nadarra có dạng một bức tường cây với rêu xanh được bảo quản và lắp đặt vào các khoảng trống trên bề mặt, nhằm gợi ý cách cộng sinh giữa thực vật và tường sinh thái. Tuy nhiên, khi tiếp tục phát triển dự án, rêu đã bị loại bỏ vì lý do khó bảo dưỡng trong môi trường bảo tàng. Kiến trúc sư trẻ tuổi tin rằng bức tường cát sẽ tạo được nhiều tiếng vang hơn khi không có cây cối bởi nó tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên của các quần xã sa mạc, nơi vốn không có nhiều thảm thực vật.

tuong cat in 3d cong nghe vat lieu xay dung

“Bức tường này có thể tạo ra cách tiếp cận theo ngữ cảnh phù hợp hơn đối với thiết kế sinh thái, tránh được kiểu tẩy xanh độc hại ở những khu vực không phù hợp”, chủ dự án chia sẻ. 

tuong cat cong nghe vat lieu xay dung

Barry Wark không phải là nhà thiết kế duy nhất khám phá tiềm năng của in 3D lên vật liệu quen thuộc như cát. Trên khắp thế giới, có vô số các ví dụ về việc áp dụng kỹ thuật in 3D, trong đó, nổi bật nhất là công trình sắp đặt đường phố ở Diryah Season, Ả Rập Saudi của kiến trúc sư Precht và Mamou-Mani .

Thực hiện: Thùy Như | Theo: Dezeen | Ảnh: Barry Wark


Xem thêm

Tường Biomic: Kiến trúc và thiên nhiên hòa quyện

Chất liệu xốp in 3D liệu có thể thay thế bê tông truyền thống không?

Christien Meindertsma và hành trình kiến tạo kỹ thuật in 3D từ sợi len