Ghế ngồi độc đáo được thiết kế bởi sâu ăn nhựa

Ý tưởng thiết kế thú vị của nhà thiết kế William Eliot đã tạo nên chiếc ghế có phom dáng hữu cơ bất đối xứng với sự trợ giúp của một loài sinh vật.

Sâu ăn nhựa có lẽ là một trong những phát hiện lý thú và đầy tiềm năng nhất cho các giải pháp về môi trường trong những năm gần đây. Không dừng lại ở lĩnh vực xử lý rác thải, loài sinh vật này đã được nhà thiết kế người Anh William Eliot sử dụng trong quá trình thiết kế của mình. Chiếc ghế Digested Objects của anh có hình dáng lạ mắt, được tạo hình bởi quá trình ăn mòn vật liệu của sâu. 

ghe phat trien ben vung tai che nhua william eliot

Chiếc ghế có hình dáng hữu cơ tự nhiên, được tạo hình bởi sâu ăn nhựa.

Vai trò của loài sâu ăn nhựa ở đây không đơn thuần là giải pháp tái chế rác thải. William muốn khám phá tính khả thi của thế giới sinh học trong thiết kế, khi các loài sinh vật đóng vai trò là “đối tác” thiết kế, tạo ra những phom dáng đầy bất ngờ. 

ghe in 3d cong nghe tai che nhua william eliot

Thiết kế được in 3D phủ cát nhuộm đen, được thực hiện bởi công ty công nghệ Sandhelden.

Cụ thể, William sử dụng 150 ấu trùng của loài bọ cánh cứng Tenebrio molitor để ăn mòn một khối xốp làm từ nhựa không thể tái chế polystyrene. Để cho các “đối tác thiết kế” tạo ra cấu trúc tổng thể như ý, anh đã tiêm vào khối xốp các vệt đường để định hướng hình dáng ban đầu (cụ thể là một chiếc ghế đẩu ba chân), sau đó để sâu tự do đào khối xốp. Các khối xốp được đúc sáp để kiểm tra phiên bản nào là tối ưu nhất trước khi scan để in 3D bằng cát nhuộm màu đen. 

phat trien ben vung tai che nhua william eliot

Các thử nghiệm và so sánh quy trình ăn mòn nhựa polystyrene của sâu ăn nhựa.

Quy trình in 3D phức tạo được cộng tác với công ty công nghệ Sandhelden để có thể tạo ra sản phẩm có độ chính xác cao nhưng vẫn trông thật tự nhiên. William ví thiết kế như một công trình kiến trúc được thiết kế và xây dựng bởi loài sâu ăn nhựa. Anh chia sẻ rằng, nguồn cảm hứng của ý tưởng này đến từ nhà thiết kế Neri Oxman, người đã tạo ra tác phẩm chuỗi tác phẩm Silk Pavilion bằng cách cho sâu tằm nhả tơ thành tấm vải lớn thay vì cấu trúc kén thông thường, hay Ren Ri với các tác phẩm điêu khắc sáp dựa trên quá trình xây tổ của loài ong. 

silk pavilion 2 neri oxman tac pham lua to tam

Tác phẩm Silk Pavilion II của Neri Oxman. Ảnh: Tư liệu

Nhà thiết kế cho biết, khác với “biodesign” với các thiết kế lấy cảm hứng từ thiên nhiên, thiết kế “biocollaborative” có sự can thiệp của thế giới tự nhiên vào quá trình. Điều này có thể tạo nên một nền tảng mới về sự cộng sinh giữa con người và các loài sinh vật, đặc biệt là những loài đang cần được bảo tồn. 

Thực hiện: Hoàng Lê | Theo: Dezeen | Ảnh: William Eliot


Xem thêm

Nhôm tái chế: Vật liệu của tương lai

Bọt xốp UPS – Giải pháp vật liệu bền vững mới cho thiết kế đồ nội thất

Sự thứ tha và chữa lành trong bức tượng ‘Marsyas’ của Tomáš Libertíny