Bài học mới mẻ đến từ kỹ nghệ truyền thống

Monica Förster là một NTK am hiểu sâu sắc việc kết hợp những hình thái hữu cơ vào các sáng tạo về vật liệu và công nghệ. Trong dự án cộng tác gần đây nhất, cô tiếp cận các quan điểm về thiết kế bền vững trong cả lĩnh vực môi trường lẫn kinh tế, xã hội.

kỹ nghệ truyền thống 4

NTK Monica Förster đã đem lại nhiều sáng tạo dựa trên nguồn cảm hứng mang tính hiện đại từ Thụy Điển, đưa vào sản phẩm nội thất và các hạng mục cao cấp khác của những công trình trên toàn thế giới. Với bề dày công việc đó, Förster đã làm quen với việc thực hành triết lý thiết kế bền vững trong thế kỷ XXI. Gần đây nhất, cô vừa đạt được danh hiệu ở hạng mục “Phụ kiện nội thất” từ tạp chí ELLE Decoration Thụy Điển năm 2018 (trước đó là danh hiệu NTK của năm 2015 do ELLE Decoration Thụy Điển bình chọn) với chiếc gương cầm tay “Nur” của thương hiệu Zanat – một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật được chạm khắc thủ công trên gỗ phong.

kỹ nghệ truyền thống 3

Chiếc gương “Nur” được chạm khắc thủ công của Förster cho thương hiệu Zanat được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2017.

Tuy nhiên, phía sau những thiết kế lại là câu chuyện về kỹ nghệ chạm khắc gỗ truyền thống được xem như chìa khóa trong quá trình phát triển lâu dài của thương hiệu Zanat với tên gọi Konjic, được truyền lại qua 4 thế hệ sáng lập nên thương hiệu Zanat – gia tộc Niksic. Zanat còn cho phép các nghệ nhân phác họa trực tiếp lên bề mặt gỗ, vì vậy mỗi sản phẩm tạo ra đều là duy nhất.

Họ đã chọn hướng đi táo bạo với quan điểm “thiết kế bên vững” để duy trì thương hiệu sản xuất thủ công giữa thị trường công nghiệp đang thịnh hành trên thế giới. Ngoài ra, họ còn hướng đến việc sản xuất ra những sản phẩm chất lượng có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên, có thể tái chế và phân hủy sinh học khai thác từ rừng Bosnian được quản lý nghiêm ngặt.

Förster đã dõi theo từng bước phát triển của Zanat từ lúc còn là một công ty gia đình đến khi trở thành nhà sản xuất toàn cầu. Cô chia sẻ: “Tôi bắt đầu nhận thức rõ hơn về mọi việc và đang cố gắng tác động đến nhiều nhà sản xuất khác nhằm hướng họ đi theo con đường này. Sự hợp tác, trao đổi ý tưởng là cách tuyệt vời để học hỏi và phát triển”.

Förster đã đóng góp thiết kế trong nhiều sản phẩm cho công ty nội thất Swedese đến từ Thụy Điển như chiếc ghế bành “Guest” hay BST bàn góc “Pond” – một công ty lâu đời được biết đến với nhiều chiến lược thông minh và thân thiện với môi trường. Cô còn tổ chức một buổi hội thảo nhằm phát triển các loại sản phẩm làm từ gỗ vụn thải ra trong quá trình sản xuất.

kỹ nghệ truyền thống 2

BST bàn với nhiều tùy chỉnh về họa tiết thủ công, các loại gỗ châu Âu, vật liệu hoàn thiện và mặt bàn kính.

“Học hỏi về quá trình sản xuất bền vững của Zanat đã tác động tích cực đến quá trình làm việc của riêng tôi. Tôi bắt đầu ý thức hơn về vấn đề môi trường và cố gắng truyền cảm hứng đến nhiều nhà sản xuất để họ có thể định hướng theo con đường này”

kỹ nghệ truyền thống 1

Đối với công ty nội thất Thụy Điển Swedese, Förster đã tổ chức một buổi hội thảo tại nhà máy của chính họ, cho phép nhiều NTK và nghệ nhân thủ công được trải nghiệm các quy trình thiết kế cũng như sản xuất nhằm thúc đẩy tư tưởng tái chế và phát triển bền vững.

“Tôi không chắc rằng có thể giải quyết mọi vấn đề trên thế giới với thiết kế”. Tuy nhiên, mục tiêu cốt lõi của cô là luôn tạo ra những sản phẩm lâu bền. “Công ty chúng tôi vận hành dựa trên ý tưởng và khái niệm thiết kế chứ không theo xu hướng hay phong cách. Bạn không thể thấy các xu hướng đương thời hay thậm chí là 20 năm trở về trước với các sản phẩm của chúng tôi. Điều tốt nhất là hãy thay đổi thói quen tiêu dùng với ưu tiên về chất lượng và tiêu chí bền vững”.

Chuyển ngữ: Đức Nguyên – Theo: Kristin Hohenadel – Tư liệu: Green Issue Portrait.


Xem thêm:

Benjamin Hubert và hệ kệ SHIFT linh hoạt

Florariums: Vườn ươm thu nhỏ của artKRAFT