Nếp nhà xa xứ, ghi lại nỗi niềm nơi quê nhà

Căn hộ của một gia đình người Đài Loan tại Việt Nam hiện lên như bức tranh ghi lại từng thói quen, sở thích và cả nỗi niềm nơi quê nhà của chính họ.

Căn nhà xa xứ của chủ nhân Đài Loan

Tổ ấm của một gia đình nhỏ không bắt đầu cao xa với câu chuyện bay bổng mà xuất phát từ chính những điều chân phương nhất: thói quen sống. Ngôi nhà vốn có nhiều vật dụng cần nơi lưu trữ, đặc biệt là sách với số lượng ngày càng nhiều hơn theo thời gian. Chủ nhân của căn hộ vốn là người Cao Hùng, Đài Loan, lại từng có thời gian du học và yêu thích văn hóa Nhật Bản nên cuộc sống của họ là sự pha trộn của nhiều vùng văn hóa. Thật không khó để nhận ra sự kín đáo, kỹ lưỡng trong cách sinh hoạt cũng như thói quen tụ họp gia đình thông qua ngôn ngữ thiết kế của NTK Phạm Lê Trung Hiếu từ Studio 11. Những công năng nhỏ được tính toán, sắp xếp kỹ lưỡng trong bố cục gọn gàng, nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và giá trị cảm xúc khi sử dụng.

Nếp nhà xa xứ ĐL 1

Căn hộ được phân chia thành nhiều khu vực mà không cần sử dụng vách ngăn.

Nếp nhà xa xứ ĐL 2

Chất liệu gạch gốm gợi nhớ đến quê hương Đài Loan của chủ nhân ngôi nhà.

Nếp nhà xa xứ ĐL 3

Góc làm việc được tích hợp gọn gàng cùng kệ sách, hình ảnh thư pháp là sở thích lớn của gia chủ.

Nếp nhà xa xứ ĐL 4

Khu vực bếp liên thông bàn ăn đóng vai trò “trái tim” của căn hộ, là điểm giao trong sinh hoạt gia đình.

Nếp nhà xa xứ ĐL 5

Phòng khách là nơi kết hợp giữa hoạt động làm việc và trà chiều.

Nếp nhà xa xứ ĐL 6

WC được đồng nhất thành một loại vật liệu ốp lát, đồng bộ với tổng thể.

Nếp nhà xa xứ ĐL 7

Khu vực bàn ăn với băng ghế được thiết kế ôm sát vách tường cong, giúp tiết kiệm diện tích sử dụng.

Từng khu vực đều thể hiện rõ công năng sử dụng nhưng lại khéo léo loại bỏ đi các vách ngăn hữu hình, thay vào đó là các vùng cao độ đóng vai trò ranh giới phân chia. Điều đặc biệt nhất và cũng là xuất phát điểm cho toàn bộ định hướng thẩm mỹ của căn hộ chính là bức tranh lớn trong phòng ngủ. Bộ tranh được phát hiện ngẫu nhiên và không mất quá nhiều thời gian để chủ nhân ngôi nhà quyết định sở hữu chúng. Trên tông nền giản dị, chân phương mà vẫn tràn đầy cảm xúc, từng mong muốn của gia chủ được NTK kể lại một cách chỉn chu – từ yêu cầu vốn dĩ đơn giản về nơi chốn gọn gàng tươm tất, ngôi nhà dần trở thành không gian nuôi dưỡng cảm xúc và cộng hưởng của từng thành viên trong gia đình.

Căn hộ xa xứ ĐL 1

Phòng ngủ sử dụng gạch kính và tranh thư pháp làm yếu tố trang trí.

Căn hộ xa xứ ĐL 2

Góc armchair thư giãn bên cạnh giường ngủ.

Căn hộ xa xứ ĐL 3

Căn hộ xa xứ ĐL 4

Bức tranh lớn là điểm nhấn đặc biệt cho phòng ngủ nói riêng và căn hộ nói chung. Hiện trạng bức tranh khi mang về hư hại nhiều vì yếu tố thời gian và được phục hồi bởi họa sĩ.

“Góc nhỏ này như một sợi dây kết nối cảm xúc, dung hòa sở thích của hai vợ chồng. Sâu xa hơn là chút thân thuộc dành cho những người con xa xứ”.

 

Bài: Đức Nguyên | Hình ảnh: Đỗ Sỹ


Xem thêm

Màn “lột xác” ấn tượng của tòa nhà trăm tuổi

Cải tạo nội thất căn hộ, trau chuốt nét mộc mạc