Trung tâm thương mại và nguồn cảm hứng cho không gian dịch vụ

Chúng ta vẫn thường bị áp đặt tư tưởng một cách rập khuôn vào không gian bó hẹp của ki-ốt trong trung tâm thương mại. Chính vì thế, thực trạng của những khu vực dịch vụ ấy tại Việt Nam đang đứng trước tình cảnh gò bó và eo hẹp về mức độ sáng tạo cũng như thẩm mỹ.

Hãy cùng ELLE Decoration điểm qua một số không gian thú vị trên thế giới để lấy lại nguồn cảm hứng cho các loại hình không gian ki-ốt trong trung tâm thương mại bạn nhé.

1/ Noodle Diner Sanlitun SOHO

Đơn vị thiết kế: Lukstudio.
Diện tích: 200 mét vuông.
Ảnh: Dirk Weiblen.

Với Noodle Diner Sanlitun SOHO, dù vướng phải nhiều kết cấu kỹ thuật thường thấy của một trung tâm thương mại, tuy nhiên, với ngôn ngữ thiết kế được chiết xuất từ hình dáng và tính chất của chính sợi mỳ, các nhà thiết kế đã truyền tải được không gian độc đáo, lạ mắt đến cảm quan thẩm mỹ của con người. Đồng thời, mô tuýp hệ thanh cũng được bố trí xuyên suốt, vừa tạo sự thông thoáng, vừa ít ảnh hưởng đến kết cấu chung của tòa nhà mà vẫn đồng bộ với toàn bộ không gian xung quanh. Cách bố trí ánh sáng điểm tại không gian nhà hàng này cũng vô cùng tinh tế, mang lại bầu không khí sang trọng và ấm cúng cho không gian ki-ốt lạnh lẽo thường thấy tại các trung tâm thương mại.

trung tâm thương mại 1

Ảnh: Dirk Weiblen.

trung tâm thương mại 2

Mô-tuýp “sợi mỳ” được dùng để phân chia không gian. Ảnh: Dirk Weiblen.

trung tâm thương mại 3

Hệ khung với nhiều thanh mỏng tạo nên sự thông thoáng nhưng vẫn có nhiệm vụ như một vách ngăn. Ảnh: Dirk Weiblen.

trung tâm thương mại 4

Ảnh: Dirk Weiblen.

trung tâm thương mại 5

Ảnh: Dirk Weiblen.

2/ TEA MASTER

Đơn vị thiết kế: Kooo Architects.
Diện tích: 140 mét vuông.
Ảnh: Kano Eiichi.

Không gian bán hàng luôn là hạng mục không thể thiếu tại các trung tâm thương mại, tuy nhiên, với TEA MASTER, các nhà thiết kế đã tạo nên một không gian tươi sáng đầy hiện đại với tông màu nhẹ nhàng. Đặc biệt, giữa nhiều mặt hạn chế trong trung tâm thương mại, việc lựa chọn vật liệu và cách thêm thắt không gian chức năng đặc biệt lại trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc thu hút khách hàng.

TEA MASTER đã kết hợp cách hiệu quả nhiều loại vật liệu như gỗ – đá – mica trong để đem lại một hỗn hợp vật liệu độc đáo nhưng vẫn hài hòa. Đặc biệt hơn, nhóm thiết kế còn tạo nên không gian thưởng trà thô mộc để mang lại những trải nghiệp trọn vẹn cho khách hàng.

trung tâm thương mại 6

Sự kết hợp vật liệu tạo nên một không gian nhẹ nhàng. Ảnh: Kano Eiichi.

trung tâm thương mại 7

Từng lớp mica trong tạo nên những ảo ảnh thị giác thú vị. Ảnh: Kano Eiichi.

trung tâm thương mại 8

Ảnh: Kano Eiichi.

trung tâm thương mại 10

Không gian thưởng trà độc đáo. Ảnh: Kano Eiichi.

3/ Ramen Musashi

Đơn vị thiết kế: Golucci Interior Architects.
Diện tích: 115 mét vuông.
Ảnh: Luluxi.

Ramen Musashi lại là một câu chuyện khác trong những thiết kế tại trung tâm thương mại. Lấy ngôn ngữ chính trong thiết kế là những hệ thanh gỗ được bố trí xuyên suốt với tường, trần, sàn. Một bất lợi thường thấy giữa một nhà hàng đơn lập và nhà hàng trong trung tâm thương mại chính là sự tự do trong việc cấu thành nên 3 yếu tố tường – trần – sàn. Tuy nhiên, Ramen Musashi đã có bước đi khá tinh tế khi tạo dựng nên một không gian độc lập từ các hệ thanh với mái dốc và thanh chống độc đáo. Đôi khi, một không gian lạ lẫm được tạo ra chỉ từ những biến chuyển bất ngờ trong bề mặt.

trung tâm thương mại 11

Không gian tổng thể với nhiều thanh gỗ xếp lớp đổ dốc thú vị. Ảnh: Luluxi.

trung tâm thương mại 12

Ảnh: Luluxi.

trung tâm thương mại 13

Ảnh: Luluxi.

trung tâm thương mại 14

Ảnh: Luluxi.

trung tâm thương mại 15

Ảnh: Luluxi.

Tổng hợp: Đức Nguyên – Theo: Archdaily.


Xem thêm:

CUPA – Tầm nhìn mới trong không gian trưng bày vật liệu

Chuyến phiêu lưu đến nhà sách Metal Rainbow-Zhongshu