Họ sẽ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, tung tẩy với các giải pháp độc đáo dành cho những vật liệu tưởng chừng không thể có cuộc đời thứ hai. Những tác phẩm này không chỉ là nguồn ý tưởng dồi dào cho các chủ doanh nghiệp trong việc tận dụng phế liệu sạch, mà cũng đồng thời truyền cảm hứng và kích thích sáng tạo cho đội ngũ công nhân. Là một phần trong nghiên cứu kéo dài nhiều năm của tiến sĩ Jane Gavan từ Đại học Sydney, workshop “Factories as Studios” vừa diễn ra tại Việt Nam do Đại học Kiến trúc TP. HCM và Đại sứ quán Úc tổ chức khẳng định sự mới mẻ và háo hức của những người trẻ chính là nhựa sống của nghệ thuật sáng tạo.
Đèn bàn Jelly Fish. Tác phẩm củaVõ Thành Tâm, vật liệu: nhựa phế thải và khung nhôm
Đèn bàn tầng tầng lớp lớp. Tác phẩm của Uông Thuỳ Linh
Modular Lamp. Tác phẩm của Lưu Thanh Tâm, vật liệu: bao bì nhựa đựng linh kiện điện tử, gỗ, veneer
Magic Lamp. Tác phẩm của Phạm Thị Ngọc Thùy, vật liệu: gỗ và cao su phế thải
Đèn san hô. Tác phẩm của Phan Thị Anh Nhựt, vật liệu: dây điện
Tornado Lamp. Tác phẩm của Cao Phan Bảo Trân, vật liệu: nhôm, nhựa, chuôi bóng đèn phế thải, bảng mạch điện. – Đèn treo: Tác phẩm của Văn Nữ Ngọc Huyền, vật liệu: bo mạch điện tử phế thải.
Thực hiện DƯƠNG NGUYỄN – TỪ PHƯƠNG THẢO Ảnh HẢI ĐÔNG Minh họa TIÊN VÕ