5 giải pháp kiến trúc bất ngờ

Những công trình kiến trúc với giải pháp khéo léo không chỉ giải quyết được khó khăn vốn dĩ về hiện trạng mà còn tạo nên trải nghiệm tối ưu cho người sử dụng không gian.

The Exchange – “Ruy băng gỗ” của Kengo Kuma

Toà nhà The Exchange nổi bật với dải ruy băng gỗ quấn quanh công trình là tác phẩm kiến trúc của KTS lừng lẫy Kengo Kuma. Công trình vừa chính thức mở cửa tại quảng trường Darling, Sydney, Úc. Toà nhà với hình dạng xoắn ốc được tạo nên từ 20.000 mét gỗ sáng màu được sắp xếp nhằm tạo ra sự chuyển động về mặt thị giác.

kiến trúc 1


Giải pháp tránh nắng từ 18 màn chắn kiến trúc

Toạ lạc tại Lucknow, một thành phố lớn thuộc miền Bắc Ấn Độ, ngôi biệt thự mang tên “18 screens” là dự án xây dựng ứng dụng giải pháp che chắn hợp lý nhằm giảm bớt đi sức nóng đến từ ánh nắng trời và tạo ra nhiều hoạ tiết bóng đổ đặc biệt. KTS đã sử dụng 18 màn chắn khổng lồ đục hoa văn để diễn giải nhiều hình thức thẩm mỹ khác nhau thông qua ánh nắng, màn chắn này không chỉ giúp hạn chế nắng gắt mà còn giảm thiểu đáng kể tiếng ồn từ bên ngoài.

kiến trúc 2


Sannouno Office – Mái nhà tạo không gian

Sannouno Office là công trình văn phòng với lối thiết kế mở, các NTK đã sử dụng hệ mái uống cong làm trọng tâm để từ đó kiến tạo hai tầng cao độ trong không gian.

Một mái nhà lớn, trũng, cong và hoàn toàn có thể sử dụng được như một không gian ngoài trời là những ấn tượng đầu tiên về văn phòng tại thành phố Okazaki, Nhật Bản. Công trình hầu như được thi công bằng gỗ với hai tầng trệt và thượng.

kiến trúc 3


Văn phòng ẩn trong khối container

TOOP Architectuur – studio thiết kế kiến trúc tại Bỉ đã tạo nên hai khối văn phòng làm việc dành hai văn phòng bằng kiện hàng container với vỏ ngoài phủ những tấm gương và gỗ. Hai công trình tuy riêng biệt nhưng được tạo nên từ cùng một hình thức thiết kế, một được đặt giữa khung cảnh đồng quê Westouter gần biên giới Pháp (Cowes), khối văn phòng còn lại nằm trong một khu vườn thuộc nội thành Lokeren, East Flanders (Colok). Cùng với nhau, chúng được gọi là dự án Diptych.


Chất brutal trong kiến trúc

Pedro Reyes – nghệ sĩ điêu khắc người Mexico từng được đào tạo như một KTS trước khi chuyển hướng sang sáng tác nghệ thuật đã hoàn tất kế hoạch xây dựng studio ngay tại nhà riêng của mình theo phong cách brutal với chất liệu bê tông đúc và đá. Reyes cũng đã tự mình thiết kế cho phần mở rộng của ngôi nhà – nơi anh dùng để làm việc chính.

Vì phải xây dựng studio trong thời gian rất ngắn sau ảnh hưởng của trận động đất năm 2017 nên phương pháp prefab đã được áp dụng (prefab: ám chỉ loại hình thi công dành cho nhà tiền chế). Đây là lý do khiến không gian trông giống một công trình hạ tầng kỹ thuật hơn là một khối kiến trúc, đây cũng là một trong những đặc điểm của triết lý brutal. Hệ thống mặt tiền của studio có thiết kế với dáng dấp của một nhà máy điện nhưng hài hoà hơn nhằm tránh đi cảm giác nặng nề.


Xem thêm:

Jerusalem home – Lòng tin của gia chủ

The Fifth Avenue – Tương phản trong yên bình