Bảo tàng mô hình kiến trúc đầu tiên tại Trung Quốc

Là loại hình bảo tàng trưng bày mô hình kiến trúc đầu tiên tại Trung Quốc, The Last Redoubt chỉ với những lam sọc đơn giản nhưng lại kiến tạo nên được không gian đương đại ấn tượng.

Sử dụng hơn 5.000 ống thép trắng, studio thiết kế Wutopia Lab và công ty kiến trúc Fengyuzhu đã cấu trúc nên The Last Redoubt – bảo tàng mô hình kiến trúc đầu tiên tạo Trung Quốc. Xuyên suốt không gian bảo tàng là những lối đi bằng thép kết nối các gian phòng lại với nhau, xen lẫn đó là nhiều hệ cột trắng, nơi đặt để những mô hình kiến trúc theo từng đợt cao độ khác nhau.

bảo tàng 1

Bảo tàng triển lãm mô hình kiến trúc đầu tiên tại Trung Quốc.

bảo tàng 2

Hơn 5.000 ống thép đã được sử dụng để kiến tạo không gian.

Bảo tàng được chia thành nhiều khu vực được đặt tên theo những bộ phim khoa học, giả tưởng như Pod Bay, Thunder Dome, A Space Odyssey hay Mad Max. Nhóm thiết kế đã tìm thấy nguồn cảm hứng trực tiếp cho dự án tại Archi-Depot Museum ở Tokyo – công trình bảo tàng đầu tiên trưng bày thể loại tương tự trong một nhà kho cũ.

bảo tàng 3

“Khi xem qua những bức ảnh của Archi-Depot, một ý tưởng liền nảy ra trong đầu tôi. Bảo tàng tập trung vào các mô hình của dự án đã hoặc chưa được xây dựng nên nếu nhìn nhận chúng ở góc độ vĩ mô, bỏ qua sự khác biệt về khu vực, thời gian, chúng có thể kết nối thành một thế giới chung giống nhau” – Li Hui, nhà sáng lập Fengyuzhu cho biết.

bảo tàng 4

Không gian được chia thành hai hình thức quy mô: mô hình và con người.

bảo tàng 6

Các mô hình được sắp xếp dày đặc nhưng vẫn theo trật tự ngay ngắn.

Không gian triển lãm của bảo tàng hoạt động ở hai quy mô: mô hình và con người. Ở quy mô mô hình, cấu trúc được định dạng qua các đợt kệ nhô ra khỏi các bức tường thép. Ở quy mô con người, không gian tồn tại dưới hai cao độ, phần trệt lưu thông chính và các lối đi trên gác lửng cho phép chiêm ngưỡng mô hình ở vị trí cao hơn.

bảo tàng 5

bảo tàng 7

Ý tưởng thiết kế ban đầu là sử dụng rèm cửa để phân định các khu vực nhưng sau quá trình hoàn thiện các thanh sắt, nhóm thiết kế quyết định không bổ sung thêm bất kỳ chi tiết nào bởi hiệu ứng mà chúng đem lại là vô cùng ấn tượng. Các dải phân cách dạng lam sọc đã biến công trình trở thành khối mô hình khổng lồ, làm nền hiệu quả cho các tác phẩm trưng bày bên trong. Song song với thiết kế không gian, các mô hình trưng bày bên trong bảo tàng cũng được tuyển chọn nhằm thể hiện rõ tầm nhìn về tương lai kiến trúc.

Bài: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Ảnh: CreatAR Images.


Xem thêm:

CAT bar – Cảm hứng dí dỏm về loài mèo

Khách sạn Deja Vu House – Lõi thông tầng đắt giá