8 công trình nổi bật của Yvonne Farrell & Shelley McNamara

Cùng ELLE Decoration điểm qua 8 công trình nổi bật của bội đôi KTS Yvonne Farrell và Shelley McNamara – “những người phụ nữ tiên phong trong kiến trúc” vừa được vinh danh Priztker Architecture Prize 2020.

Công trình Universita Luigi Bocconi School of Economics

“Chúng tôi nghĩ trường đại học là nơi trao đổi kiến thức, buôn bán ý tưởng. Yêu cầu đặt ra ở đây là phải có phòng nghiên cứu cho 1.000 giáo sư, cơ sơ hội nghị cho 1.500 người. Chúng tôi đã tách công trình ra thành hai thế giới, cho phép một tuyến đường của thành phố đi vào công trình và xem như đây là cơ hội để trường đại học nâng tầm quy mô của chính mình lên cấp thành phố. Không gian bên trong được chúng tôi gọi là một hội trường đô thị lớn, một bộ lọc giữa thành phố và trường đại học.”

Địa điểm: Milan, Italy.
Năm hoàn thành: 2008.

công trình 1

Ảnh: Federico Brunetti.


University of Limerick Medical School, Residences, Piazza and Pergola

“Đại học Limerick chiếm một khoảng diện tích rộng lớn, nằm ở hai bên của hạ lưu sông Shannon – con sông dài và lớn nhất Ireland. Khu vực phía bắc của con sông này có thể tiếp cận thông qua cầu đi bộ nối từ khuôn viên trường. Công trình này kết nối với 3 khu vực lân cận gồm Sport Pavilion, Irish World Academy of Muse and Dance và the Health Sciences Building, từ đó tạo nên không gian công cộng mới.”

Địa điểm: Limerick, Ireland.
Năm hoàn thành: 2012.

công trình 2

Ảnh: Alice Clancy.


Solstice Arts Centre

“Đại hình dốc khiến chúng tôi phải nghĩ dự án này như một mỏm đá nhân tạo. Chúng tôi đã tạo ra một nền đất mới, một lãnh thổ mới và một khu vườn có tường cao. Chúng tôi cảm thấy sự hiện diện của nhà hát là rất cần thiết cho việc đóng góp và tái tạo lại địa phương – một mỏ neo văn hoá mới vừa được xuất hiện.”

Địa điểm: County Meath, Ireland.
Năm hoàn thành: 2006.

công trình 3

Ảnh: Ros Kavanagh.


Architecture as New Geography

“Thông qua một loạt các mô hình diễn giải nhiều quy mô vật liệu khác nhau bao gồm đá, giấy và giấy bồi, chúng tôi đã khám phá mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và cảnh quan – dự án là khuôn viên trường đại học mới ở Lima, Peru và sân vận động Serra Dourada ở Brazil.”

Địa điểm ra mắt: Venice Architecture Biennale 2012.

công trình 4

Ảnh: Alice Clancy.


Offices for the Department of Finance

“Khái niệm cơ bản của toà nhà này bắt nguồn từ bối cảnh đô thị bao quanh, liên quan mật thiết đến công viên St Stephen’s Green, nghĩa trang Huguenot Cemetry và đường phố kiểu Georgian thế kỷ XVIII của Merrion Row. Sự tiếp nối các cảnh quan tạo nên các không gian kín – mở liên hoàn. Công trình chúng tôi thực hiện mang tính truyền thống thường thấy ở kiến trúc Dublin nhưng theo một ngưỡng mới.”

Địa điểm: Dublin, Ireland.
Năm hoàn thành: 2009.

công trình 5

Ảnh: Dennis Gilbert.


Loreto Community School

“Phía bắc hạt Donegal, thị trấn Milford, trường học cộng đồng Loreto nằm gọn trên cảnh quan tầng cao, có tầm nhìn ra khu sân chơi cách đó 10 mét. Những mái nhà nhấp nhô tạo nên tính riêng cho ngôi trường, ánh sáng và gió cũng được thu vào giữa các nếp gấp gợn sóng ấy.”

Địa điểm: County Donegal, Ireland.
Năm hoàn thành: 2006.

Ảnh: Ros Kavanagh.


Urban Institute of Ireland

“Toà nhà bao gồm hai lớp kết hợp với nhau tạo thành mạng lưới không gian. Tầng trệt được phân chia theo hướng đông tây với các khu vực phân chia giữa kín và mở. Tầng trên hoạt động theo hướng bắc nam bằng cách ghép nối các không gian lại với nhau. Sự chồng lớp, phối hợp này dẫn đến một không gian phức tạp đến bất ngờ.”

Địa điểm: University College Dublin, Ireland.
Năm hoàn thành: 2002.

Ảnh: Ros Kavanagh.


North King Street Housing, Dublin, Ireland, 2000

“Công trình là dự án gồm 82 căn hộ nằm trong một toà nhà được thiết kế theo hướng tĩnh tại. Khối kiến trúc nằm vững chắc trên mặt đất, đầy trọng lượng và báo hiệu về sự trường tồn.”

Địa điểm: Dublin, Ireland.
Năm hoàn thành: 2000.

Ảnh: Ros Kavanagh.

Bài: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

Trải nghiệm xa xỉ từ các chuyên gia

6 căn hộ gợi ý cho cuộc sống thành thị