Kiến trúc Nhật Bản truyền thống và hiện đại | ED Review

Tìm hiểu về dòng chảy lịch sử của kiến trúc Nhật Bản giàu bản sắc bao gồm truyền thống và đương đại qua các tựa sách tinh tuyển.

Cùng với nền văn hóa đậm đà bản sắc, kiến trúc Nhật Bản mang nét đặc sắc không thể lẫn và được quốc tế công nhận. Minh chứng cho luận điểm đó là 7 giải Pritzker trong 35 năm qua đã thuộc về các kiến trúc sư Nhật Bản. Trong đó, giải đầu tiên được trao vào năm 1987 cho Kenzo Tange, người sáng lập phong trào “metabolism” và là một trong những bậc thầy vĩ đại về chủ nghĩa thô mộc; giải thưởng gần đây nhất thuộc về Arata Isozaki vào năm 2019. Kể từ đầu thế kỷ XX, khi những lữ khách châu Âu và Mỹ lần đầu đặt chân đến Nhật Bản và đánh giá cao sự tinh tế của các tòa nhà truyền thống nơi đây và rồi kiến ​​trúc Nhật Bản đã tạo ra sức ảnh hưởng đến phương Tây. Bốn cuốn sách sau đây đã chỉ ra những nét tinh hoa trong lịch sử kiến trúc của quốc đảo mặt trời mọc đã truyền cảm hứng cho các kiến trúc sư trên toàn thế giới.

Temple and Teahouse in Japan

Năm 1953, kiến ​​trúc sư 31 tuổi Werner Blaser đã đến thăm Nhật Bản để nắm bắt tinh thần của đất nước này thông qua các kiến ​​trúc cổ điển. Những gì ông khám phá được một phương thức biểu đạt được điều chỉnh bởi kỷ luật tinh thần ở cấp độ cao nhất. Hai năm sau khi trở về châu Âu, ông xuất bản cuốn “Temple and Teahouse in Japan” giới thiệu rất nhiều về thẩm mỹ Nhật Bản. Cuốn sách xem xét một loạt các công trình được xây dựng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, thời kỳ Nhật Bản đạt được sự tổng hợp nguyên bản của phong cách kiến ​​trúc du nhập từ Trung Quốc và lịch sử của đất nước, đặc biệt là các nghi lễ Thần đạo và trà đạo.

Kiến trúc Nhật Bản từ cổ chí kim 3

Kiến trúc Nhật Bản từ cổ chí kim 4

Kiến trúc Nhật Bản từ cổ chí kim 5

Kiến trúc Nhật Bản từ cổ chí kim 6

Tác giả nhấn mạnh tính hiện đại của những công trình này, đặc biệt là cách tiếp cận mô-đun, sử dụng không gian trống một cách thông minh và ngăn cách các phòng thông qua các tấm trượt. Nhà xuất bản Thụy Sĩ Birkhäuser đã tái bản cuốn sách này kèm theo lời văn của Christian Blaser (con trai của tác giả), Inge Andritz và Tadao Ando.

Contemporary Japanese Architecture

Điều chắc chắn duy nhất về Nhật Bản là sự thay đổi. Giám tuyển Philip Jodidio trước khi cống hiến hết mình cho việc viết sách về kiến ​​trúc đã từng là Tổng biên tập tạp chí Connaissance des arts của Pháp trong hơn 20 năm. Tác giả đề cập đến chủ đề huyền diệu của kiến ​​trúc đương đại Nhật Bản bằng cách chọn ra 55 thiết kế tiêu biểu nhất do các kiến ​​trúc sư Nhật Bản hoàn thành trong thập kỷ qua, trong và ngoài nước.

Kiến trúc Nhật Bản từ cổ chí kim 7

Kiến trúc Nhật Bản từ cổ chí kim 8

Kiến trúc Nhật Bản từ cổ chí kim 9

Bên cạnh các bậc thầy vĩ đại Arata Isozaki, Tadao Ando và Toyo Ito và thế hệ tài năng thuần túy sinh ra trong những năm 1950 và 1960 (Kazuyo Sejima và Ryue Nishizawa của SANAA, Kengo Kuma, Shigeru Ban, Shuhei Endo và những người khác), cuốn sách còn đề cập đến một số những kiến trúc sư trẻ hơn, những người đã tạo ra những tòa nhà giàu tính sáng tạo dù có quy mô cực kỳ nhỏ: Todoroki House của Tsuyoshi Tane (2018) ở Tokyo và phòng khám nha khoa do Takashi Suo thiết kế năm 2017 ở ngoại ô thành phố OKama, cả hai đều có diện tích sàn chỉ 188m2.

Contemporary Japanese Architecture

Kuma. Complete Works 1988 – Today

Là đại diện tiêu biểu của kiến ​​trúc Nhật Bản trên trường quốc tế, Kengo Kuma có những công trình rất đa dạng và tầm cỡ với các đặc trưng như: sử dụng gỗ, thường được tạo hình theo kiểu dệt và lưới táo bạo; mô-típ đám mây, xuất hiện nhiều lần theo nhiều cách hiểu khác nhau; và tìm kiếm sự hài hòa với cảnh quan xung quanh và bối cảnh văn hóa, trái ngược hoàn toàn với ý tưởng xây dựng như một vật thể.

Do Taschen xuất bản, cuốn sách giới thiệu những điểm nổi bật trong sự nghiệp kéo dài hơn ba mươi năm, từ các công trình của kiến trúc sư ở thị trấn miền núi Yusuhara – một loại “phòng thí nghiệm kiến ​​trúc” nơi ông đã làm việc từ đầu những năm 1990 cho tới những công trình đầy thách thức gần đây như Sân vận động Olympic mới ở Tokyo.

Kuma. Complete Works 1988 - Today

Living in Japan (Bản kỉ niệm 40 năm)

Du khách đến Nhật Bản có xu hướng không chỉ quan tâm đến những cảnh quan ngoạn mục và năng lực kiến ​​trúc mà còn thưởng thức nghệ thuật sống tinh tế của địa phương. Được Taschen xuất bản lần đầu vào năm 2006, phiên bản mới nhất là một phần của bộ sách kỷ niệm 40 năm thành lập nhà xuất bản, kể về chuyến tham quan những ngôi nhà và nhà trọ tuyệt đẹp nhất Nhật Bản, từ nhà trọ truyền thống như Tawaraya ở Kyoto, từng được Alfred Hitchcock và Jean-Paul Sartre thường xuyên lui tới, đến những ngôi nhà cực kỳ hiện đại như Ngôi nhà 4×4 do Tadao Ando thiết kế và lấy cảm hứng từ cấu trúc của những ngọn hải đăng. Tất cả những tòa nhà này đều được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ Reto Guntli.

Living in Japan 1 Living in Japan 2 Living in Japan 3 Living in Japan 4

Chuyển ngữ: My Lương | Theo: Salone del Mobile. Milano | Ảnh: Taschen


Xem thêm:

Misha Kahn: 1 cuốn sách, 50 trang bìa ấn tượng

Gỗ carbon hóa: Vật liệu Nhật Bản chinh phục kiến trúc thế giới

Ngôn ngữ của thời gian trong kiến trúc thô mộc