Naoto Fukasawa – Sáng tạo không ngừng nghỉ

Vốn được biết đến không chỉ qua các thiết kế sản phẩm nội thất mà còn miệt mài trong các dự án hợp tác cùng các thương hiệu điện tử, đồ gia dụng hàng đầu thế giới, NTK Naoto Fukasawa thu hút sự quan tâm đặc biệt của khán giả Việt Nam khi được mời làm diễn giả cho chuỗi sự kiện Design Talk.

Thưa ông Naoto Fukasawa, là một NTK có bề dày kinh nghiệm đáng kính nể qua rất nhiều dự án trải rộng từ Đông sang Tây, bản thân ông nhận xét các thiết kế của mình hiện nay so với những thiết kế khi mới khởi nghiệp có điều gì khác biệt?

Tôi là kẻ theo đuổi giá trị sống và nhân văn trong thiết kế của mình, có lẽ vì vậy tôi không thấy những gì mình đã và đang làm có sự khác biệt nào. Dù ở châu Âu hay châu Á, với nền kinh tế và phong tục khác nhau, con người vẫn chia sẻ những cảm nhận khá tương đồng về cội rễ của cảm thụ thẩm mỹ. Những yếu tố về đường nét, chất liệu tạo nên chất lượng cuộc sống cho người sử dụng, theo tôi không có sự phân biệt giữa các vùng miền trên Trái đất này.

Naoto Fukasawa 1

KTS Naoto Fukasawa.

Naoto Fukasawa 2

Ông nhiều lần nhắc đến khái niệm “quality of life” – chất lượng cuộc sống trong phần thuyết trình, ông có thể trao đổi kỹ hơn về định nghĩa này của mình?

Khắp nơi trên thế giới, các quốc gia đang biến chuyển không ngừng. Việt Nam là một ví dụ điển hình. Đất nước các bạn đang chuyển mình và phát triển mạnh mẽ, nhưng nếu tảng lờ đi những nền tảng tạo ra chất lượng cuộc sống như cảm thụ nghệ thuật, trải nghiệm sự phong phú của văn hóa và những tiêu chuẩn sống chất lượng sẽ là điều vô cùng đáng tiếc. Tôi thấy vui vì được đồng hành cùng B&B Italia trong dịp mang đến thông điệp về chất lượng sống tốt đẹp mà tôi tin họ là đối tác rất phù hợp để truyền tải.

Naoto Fukasawa 3

Sofa Love Papilio.

Naoto Fukasawa 4

Ghế Papilio Shell.

Naoto Fukasawa 5

Bàn Colosseo do Naoto Fukasawa thiết kế.

Ông cũng rất khiêm nhường khi nhận định về triết lý thiết kế của mình như việc tạo ra một nồi nước dùng làm nền, và các gia vị sẽ được thêm vào dựa trên các đối tác và nền văn hóa khác nhau mà sản phẩm sẽ phục vụ. Đây là một quá trình tư duy rất vững vàng và logic, ông đã tìm ra phương pháp này như thế nào?

Như đã nói, tôi cho rằng thiết kế của mình có tôn chỉ rõ rệt nhất là phục vụ cho những cảm xúc và cảm thụ thẩm mỹ cơ bản của con người. Tôi cho rằng “nồi súp” của mỗi dân tộc đều có hương vị riêng độc đáo của mình, và thường thì những đất nước có bề dày lịch sử, đa dạng về văn hóa sẽ làm món súp ngon miệng hơn. Quay lại câu chuyện về Việt Nam, tôi cho rằng vẻ đẹp của văn hóa các bạn nằm ở sự cân bằng tinh tế và tự nhiên bất ngờ.

Naoto Fukasawa 6

Ghế Papilio Shell.

Nói về sự tinh giản và khúc chiết của đường nét, ông mô tả rằng đường bao ngoài của mỗi sản phẩm thiết kế chính là ranh giới giữa nội tại của chính nó với môi trường xung quanh. Vậy có thể xem môi trường xung quanh cũng là một phần của thiết kế?

Đúng là như vậy! Tôi cho rằng sự xuất hiện của mỗi sản phẩm trong một không gian được bày biện và chuẩn bị thật sự phù hợp cho nó, sẽ là cộng hưởng thêm giá trị của toàn bộ thiết kế. Vậy nên, công việc của những stylist và NTK nội thất cũng cực kỳ quan trọng, giúp nâng tầm trải nghiệm của người dùng.

Naoto Fukasawa 7

Ghế Grande Papilio do KTS Naoto Fukasawa thiết kế.

Thiết kế sản phẩm nội thất của Naoto Fukasawa
không chỉ nhận được sự thán phục của công chúng
mà còn được coi là một trong những thiết kế biểu tượng
của B&B Italia mà ông cộng tác.

Naoto Fukasawa 8

Kệ Shelf – X.

Naoto Fukasawa 9

Bộ bàn ghế Bull & Belle.

Thưa ông, làm thế nào để tạo ra các sản phẩm mà người dùng cảm nhận được rõ rệt nhất chủ ý mình muốn bộc lộ?

Khi thiết kế, tôi không quan tâm nhiều đến tư tưởng của người sử dụng – vốn được định đoạt và làm phân tán bởi khá nhiều tác nhân lớn nhỏ. Tôi quan tâm đến cơ thể của họ, cách tạo ra các đường cong chuẩn mực của sản phẩm, giúp nó có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên thế giới mà vẫn làm cho người ta cảm thấy dễ chịu khi sử dụng.

Naoto Fukasawa 10

Ghế Grande Papilio.

Xin cảm ơn ông về buổi chuyện trò thú vị!


Xem thêm:

Roberto Palomba – Người giữ hồn di sản thiết kế Ý

Carlo Colombo – “Thiên tài” ngành thiết kế đến Việt Nam