Kiến trúc hiện đại thế kỷ 20: Nguồn cảm hứng đến từ mọi nơi (Kỳ I)

Tạo ra ảnh hưởng và tiếp tục định hình phát triển vào thị trường xây dựng ngày nay, những công trình thuộc trường phái Modernism trong thế kỉ 20 sau đây sẽ cho chúng ta thấy quá trình hình thành đầy thú vị của phong cách kiến trúc này.

Trong thế kỷ 20, trường phái Modernism đã thành công tạo ra những đặc trưng riêng trong kiến trúc khi khai thác và thể hiện theo bố cục mạnh mẽ, cởi mở và tách biệt khỏi hình thức xây dựng truyền thống và nhanh chóng lan rộng đến thẩm mỹ toàn cầu. Theo dòng chảy trào lưu kiến trúc, sự cải tiến các ứng dụng vật liệu, biện pháp thi công và lý tưởng thời đại đã tạo dấu ấn lớn giúp cho các  các KTS xác định dấu ấn cá nhân, đồng thời đại diện bước chuyển mình của kiến trúc thế kỷ 20. Các KTS tiêu biểu của trường phái này gồm có: Le Corbusier, Mies van der Rohe, Balkrishna Doshi, Oscar Niemeyer, Lina Bo Bardi, Eileen Gray, Tadao Ando, Frank Lloyd Wright, Adolf Loos, Louis Kahn.

modernism Villa Savoye Le Corbusier

Villa Savoye thiết kế bởi Le Corbusier xây dựng vào những năm 1920, chụp vào năm 1984. | Ảnh: Phaidon.

Cùng ELLE Decoration điểm qua các công trình kiến trúc Modernism nổi tiếng vòng quanh thế giới để cảm nhận vẻ đẹp trường tồn của trường phái kiến trúc hiện đại. 

Villa E-1027 thiết kế bởi Eileen Gray

Villa E-1027 modernism

Ảnh: tư liệu

Tọa lạc tại Roquebrune-Cap-Martin ở bờ biển French Riviera, biệt thự này đã mở cửa trở lại cho du khách sau thời gian trùng tu. Hoàn thành năm 1929, KTS và NTK nội thất người Ireland Eileen Gray sử dụng tông màu trắng chủ đạo cho khối nhà 2 tầng, có hướng nhìn ra vịnh Monaco, kết hợp với ghế xếp ngoài trời và bạt mái hiên cùng một màu xanh lam. Tên gọi E-1027 có ý nghĩa “E” viết tắt cho Eileen, số “10” đại diện cho ký tự “J” (viết tắt của “Jean”), “2” dành “B” (“Badovici”) và cuối cùng là “7” cho “G” trong “Gray”. Jean Badovici là một KTS người Romania, người tình lúc bấy giờ của Eileen, đồng thời là chủ sở hữu của biệt thự.

Sau khi Jean Badovici qua đời, ngôi nhà được rao bán cho những người chủ mới và trải qua một loạt bi kịch xảy ra tại đây như bị bán đi các đồ nội thất, chiếm đoạt và cả một vụ giết người. Villa E-1027 đã trở nên xuống cấp và bị bỏ hoang vào những năm 1980.

Frey House II thiết kế bởi Albert Frey

Frey House II modernism

Ảnh: Bethany Nuaert

Tại thung lũng Coachella, Hoa Kỳ, trên sườn núi nhìn ra quang cảnh thành phố Palm Springs là nơi ngôi nhà riêng thứ hai mang tên Frey House của KST Albert Frey, KTS có nền tảng học thuật về kiến trúc truyền thống và từng làm việc cho KTS Le Corbusier ở Paris. Kiến trúc ngôi nhà được tính toán, cân nhắc cẩn thận đối với địa hình khu vực cùng hướng di chuyển của mặt trời và được xây dựng từ các vật liệu hiện đại như thủy tinh, kim loại với đá thiên nhiên địa phương trong cấu trúc khung thép nhỏ gọn ít tác động đến môi trường. 

Cree House thiết kế bởi Albert Frey

Cree House modernism

Ảnh: Modernismweek

Cree House là công trình ít khi được nhắc đến trong suốt hơn 60 năm làm nghề của KTS Albert Frey. Ông đã làm việc và chịu ảnh hưởng từ những lý tưởng của Chủ nghĩa Hiện đại xuất phát ở châu Âu và thể hiện qua kiến trúc của Cree House – nơi đã bị bỏ quên trong nhiều năm và xuống cấp trước khi được khôi phục lại cho tuần lễ Chủ nghĩa Hiện đại Palm Springs 2019. Các chi tiết của Cree House như tường, sàn và các thiết bị, đồ nội thất vốn có được bảo tồn để có thể gắn liền với kiến trúc ngôi nhà theo trường phái Sa mạc Hiện đại(Desert Modernism). 

Garcia House thiết kế bởi John Lautner

Garcia House modernism

Ảnh: Roger Davies

Dọc theo con đường Mulholland Drive, Los Angeles phía đồi Hollywood là Garcia House, một trong những thiết kế thuộc phong trào hiện đại Mid-century. Hoàn thành năm 1962 cho nhạc sĩ nhạc jazz Hollywood Russell Garcia và vợ, ngôi nhà có vòm mái parabol và cửa sổ kính màu với những cây thép lớn ghép hình chữ V để nâng khối nhà lên 18m khỏi mặt núi. Chủ sở hữu hiện tại – giám đốc kinh doanh John McIlwee và nhà sản xuất Broadway Bill Damaschke, đã khôi phục ngôi nhà khi họ mua lại năm 2002. Garcia House đến nay vẫn đang được sử dụng và được xem là một phần lịch sử của phong trào kiến trúc Modernism. 

Guggenheim New York thiết kế bởi Frank Lloyd Wright

Guggenheim bao tang hien dai

Ảnh: Danica O. Kus / RIBA Collections.

Bảo tàng Solomon R. Guggenheim có hình dạng xoắn ốc do KTS Frank Lloyd Wright thiết kế, được xem là một biểu tượng thực sự của kiến trúc hiện đại thế kỷ 20. Công trình chính thức hoạt động kể từ năm 1959 tại New York. Guggenheim còn được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Hiện nay bảo tàng vẫn là nơi tổ chức các triển lãm nghệ thuật, kiến trúc và thiết kế.

Thủ đô Brasilia thiết kế bởi các KTS Oscar Niemeyer, Roberto Burle Marx, João Filgueiras Lima (Lelé) cùng đội ngũ 

Brasilia cong trinh hien dai

Ảnh: Vincent Fournier.

Brasilia – thủ đô nổi tiếng của Brazil được quy hoạch và xây dựng vào năm 1960, cùng thời điểm khu đô thị lớn Lúcio Costa, được thực hiện dưới sự đảm nhiệm chính của KTS Oscar Niemeyer và NTK cảnh quan Roberto Burle Marx. Công trình đã trở thành tài liệu tham khảo điển hình về thiết kế cảnh quan và quy hoạch đô thị ngày nay với cách tư duy tiến bộ, theo phong cách quốc tế mà không tách rời văn hóa Brazil. Vừa qua Brasilia – Di sản Thế giới được UNESCO công nhận đã đánh dấu kỷ niệm 50 thành lập cùng với với các tòa nhà Niemeyer và nhiều công trình kiến trúc hiện đại cổ điển như Bệnh viện Sarah thiết kế bởi KTS João Filgueiras Lima (Lelé) và Nhà thi đấu Nilson Nelson thiết kế bởi KTS Ícaro Castro Mello.

Chapelle Notre Dame du Haut tại Ronchamp, Pháp

kien truc 7

Ảnh: Phaidon.

Khi KTS Le Corbusier gặp họa sĩ, nhà sản xuất Fernand Léger, ông đã bắt đầu phát động phong trào nghệ thuật Hậu Lập Thể của riêng mình (được gắn với “Chủ nghĩa thuần túy”). Sau đó, ông hợp tác cùng Charlotte Perriand và anh họ Pierre Jeanneret thiết kế một căn phòng lấp đầy bởi đồ nội thất mang tính biểu tượng và cùng lên kế hoạch xây dựng một thành phố mới tại Chandigarh. Trên đường đến Ronchamp, công trình Chapelle Notre Dame du Haut ra đời và được xem là một trong những tòa nhà đẹp nhất của thời kì hậu chiến.  

Farnsworth House, Hoa Kỳ

kien truc 8

Ảnh: Mies van der Rohe.

Farnsworth House có vị trí tại Plano, Illinois, là địa điểm quen thuộc về kiến trúc trong nhiều năm, kể từ khi được KTS Mies van der Rohe xây dựng năm 1945 (hoàn thành năm 1951) cho Tiến sĩ Edith Farnsworth. Kiến trúc ngôi nhà với đường nét rõ ràng, đơn giản và chỉn chu đã truyền cảm hứng cho các KTS, nhà thiết kế và nghệ sĩ qua nhiều thế hệ.

SC Johnson HQ tại Racine, Hoa Kỳ

kien truc 9

Ảnh: TBC.

Doanh nhân người Mỹ HF Johnson Jr đã lựa chọn KTS Frank Lloyd Wright thực hiện công trình Administration Building (1939) và Research Tower (1950). Năm 2013, Research Tower hoàn thành quá trình tu sửa và mở cửa cho công chúng tham quan lần đầu tiên. Tòa nhà 15 tầng có một lõi trung tâm xuyên suốt và được đào sâu trong lòng đất hơn 15 mét. Các không gian nghiên cứu được ốp bằng gạch “Cherokee Red” với hơn 7.000 ống thủy tinh Pyrex. Tòa tháp còn chứa các thiết bị phòng thí nghiệm nguyên bản, bản vẽ kiến trúc và thư tay trao đổi giữa KTS Frank Lloyd Wright với HF Johnson Jr.

Indian Institute of Management tại Ahmedabad (IIM-A), Ấn Độ

kien truc 10

Ảnh: Edmund Sumner.

KTS Louis Kahn đã ghi dấu ấn cá nhân bằng nhiều công trình nổi tiếng trải rộng khắp châu Mỹ như Salk Institute, California, Học viện Philips Exeter hay Bảo tàng Kimbell Art tại Texas. Tại châu Á, những công trình lớn như Tòa nhà Quốc hội ở Dhaka và Đại học IIM-A là một trong những đóng góp nổi bật của ông với kiến trúc hiện đại. Công trình IIM-A xây dựng từ 1962 đến 1975 sử dụng gạch nguyên khối nổi bật với những ô cửa hình học kích thước lớn. KTS Louis Kahn lấy cảm hứng từ báu vật lịch sử, và kiến trúc các cung điện thế kỷ 15 tại Mandu, Ấn Độ với các khối trụ bằng gạch của Nhà thờ Albi ở Pháp.

Vào năm 2020, ban quản lý của Indian Institute of Management (IIM-A) được thiết lập, với kế hoạch san bằng 14 trong số 18 ký túc xá khu phức hợp này. Một cuộc tranh cãi đã nổ ra để phản đối với kế hoạch đến từ cộng đồng thiết kế và người dân trong nước. Sau đó, các tổ chức và cá nhân từ toàn cầu như những KTS đoạt giải Pritzker, Hội đồng Kiến trúc Ấn Độ, MoMA và Quỹ Di tích Thế giới cũng ra sức ngăn chặn. Tháng 1/2021, ban quản lý quyết định tạm dừng phá dỡ nhưng cho đến tháng 11/2022, giám đốc IIMA Errol D’Souza với lý do lo ngại về an toàn, thông báo một số tòa nhà sẽ bị phá bỏ và xây dựng lại. 

(còn nữa)

Thực hiện: Giang Nguyễn | Theo: Wallpaper*


Xem thêm

Vẻ đẹp hiện đại từ phong cách Modernism Italy

Thuyết màu sắc Le Corbusier trong kiến trúc hiện đại

Clear Oak-“Viên ngọc” Mid-century của California