Paper Museum – Cầu nối quá khứ và hiện tại

Paper Museum là dự án cải tạo khối kiến trúc dân dụng truyền thống trở thành không gian kết nối cộng động, làm sống lại giá trị văn hóa đang ngủ yên hàng thế kỷ trong ngôi làng Dongshan yên bình.

Dongshan (Đông Sơn) là một ngôi làng nhỏ ở Hàng Châu, Trung Quốc với lịch sử truyền thống nổi tiếng trong lĩnh vực làm giấy. Dựa trên dữ kiện quan trọng này, THUPDI đã chuyển đổi câu chuyện lịch sử thành ngôn ngữ thiết kế cốt lõi cho bảo tàng triển lãm nghệ thuật làm giấy dựa trên khối kiến trúc cổ hiện trạng. Bảo tàng Paper Museum được tạo ra để trở thành không gian giao lưu tương tác cộng đồng mới, kết hợp giữa trưng bày triển lãm văn hóa và các hoạt động giải trí.

Paper Museum 11

Ảnh: Songkai Liu.

Paper Museum 10

Ảnh: Songkai Liu.

Paper Museum 9

Ảnh: Songkai Liu.

Hiện trạng công trình đã được thay đổi công năng hoàn toàn, từ khối kiến trúc dân dụng trở thành không gian văn hóa cộng đồng. Công trình được xây dựng vào cuối thời nhà Thanh bao gồm 4 khối nhà ở hướng Tây, những hướng còn lại là tường xây tạo thành tổng thể đối xứng. Tuy vậy, NTK nhận định rằng một số không gian được bổ sung ở nhiều thời điểm khiến mặt bằng có phần phức tạp hơn, nội thất thiếu sáng, các kết cấu gỗ mục nát và nhiều mảng tường đã vỡ.

Sau quá trình khảo sát hiện trạng kỹ lưỡng, NTK quyết định phá bỏ đi một phần kết cấu không tương thích với đặc tính truyền thống (ở đây chính là khối nhà được xây dựng bổ sung sau này), phục hồi lại mặt sân cũ, gia cố tường bao chung và một số hệ cột gỗ, đồng thời ưu tiên giữ gìn, bảo tồn các hoa văn họa tiết còn sót lại. Để tối ưu hóa nguồn sáng trời, một số phần tường chắn đã được dỡ bỏ, thay vào đó là khung kính giúp cải thiện mật độ chiếu sáng bên trong.

Paper Museum 8

Ảnh: Songkai Liu.

Paper Museum 7

Ảnh: Songkai Liu.

Paper Museum 6

Ảnh: Songkai Liu.

Khi quá trình hoạch định phương thức bảo tồn đã hoàn tất, một số số chi tiết đương đại được cân nhắc thêm vào nhằm tạo tính tương phản cần thiết, đáp ứng nhu cầu sử dụng của đại chúng. NTK đã bổ sung các hệ cầu thang gỗ và một số cấu trúc hộp làm bằng thép ăn mòn, tạo ra trải nghiệm không gian mới mẻ cho Paper Museum. Các hệ kính bổ sung không chỉ giúp lấy sáng cho nội thất mà còn trở thành khung viền cảnh quan, hướng sự chú ý của người xem ra khoảng vườn truyền thống (giải pháp khung kính – sân vườn được các NTK lấy cảm hứng từ phương pháp “Borrowing Landscapes”).

Trải qua nhiều giai đoạn từ khảo sát, bảo tồn cho đến thiết kế bổ sung, bảo tàng Paper Museum làng Dongshan được kiến tạo hoàn chỉnh với mặt bằng quy hoạch, thiết kế xoay quanh khu vực sân trong. Các tuyến đường liên thông được tạo thành thông qua việc loại bỏ những vách tường, tạo tiền đề kết nối xuyên suốt theo trục ngang bên cạnh các khối thang bộ giao thông chiều dọc.

Bảo tàng Paper Museum là một nỗ lực làm sống lại giá trị truyền thống trong cuộc sống làng Dongshan, kết nối công nghiệp với văn hóa với giấy là chất xúc tác. Thông qua dự án, các NTK mong muốn gửi gắm niềm hy vọng về sự kết nối đầy ý nghĩa của quá khứ và hiện tại.

Paper Museum 5

Ảnh: Songkai Liu.

Paper Museum 4

Ảnh: Songkai Liu.

Paper Museum 3

Ảnh: Songkai Liu.

Paper Museum 2

Ảnh: Songkai Liu.

Paper Museum 1

Ảnh: THUPDI Department of Traditional Village.

Thiết kế: THUPDI Department of Traditional Village.
Diện tích: 710 m².
Địa điểm: Hàng Châu, Trung Quốc.


Bài: Đức Nguyên | Theo: Archdaily | Ảnh: Songkai Liu.


Xem thêm:

Triển lãm Invocation for Hope – Ốc đảo giữa rừng cháy

Sự kiện văn hóa cho bạn đọc ELLE Decoration | Số 28