Nhà thiết kế Fernando Laposse người Mexico vừa qua đã tìm ra cách sáng tạo một loại bề mặt vật liệu tự nhiên mà ông gọi tên là Totomoxtle, với nguồn gốc từ vỏ ngô (sau khi được tách nhỏ ra còn có thể gọi là vỏ trấu) với nhiều màu sắc đa dạng. Qua vài công đoạn sử lý loại vật liệu tự nhiên này, vỏ trấu được làm phẳng và lắp ráp thủ công nhằm tạo nên các sản phẩm nội thất có thể sử dụng được.
Vỏ ngô – nguồn nguyên liệu tự nhiên được Laposse lựa chọn sử dụng. Ảnh: Designboom.
Ảnh: Designboom.
Để tạo nên vật liệu tự nhiên Totomoxtle veneer, Laposse đã đun nóng vỏ trấu trước khi dán chúng lên bề mặt gia cố. Vì kích thước cơ bản của vỏ trấu là khá nhỏ, nhà thiết kế Fernando Laposse đã sử dụng máy cắt laser để tạo ra những mảnh ghép vật liệu theo dạng mô-đun, sau đó ghép chúng lại. Bên cạnh việc tạo nên vật liệu tự nhiên mới, dự án của Laposse còn mang lại hiệu quả tích cực về mặt nhận thức với môi trường thế giới hiện nay.
Những mảnh ghép vật liệu được lắp ghép thủ công. Ảnh: Designboom.
9000 năm trước tại Mexico, con người đã bắt đầu trồng trọt những trái ngô đầu tiên cho đến ngày nay. Với hơn 60 chủng loại khác nhau cùng sự riêng biệt về màu sắc, đây được xem như nguồn vật liệu vừa gần gũi với môi trường lại vừa đa dạng về màu sắc sử dụng.
Bên cạnh đó, Laposse đã phát triển loại vật liệu tự nhiên này trong mối quan hệ mật thiết với các nông dân địa phương để tạo thêm việc làm cũng như tăng nguồn cung cấp vật liệu.
“Vật liệu tự nhiên Totomoxtle được lấy cảm hứng từ mối quan hệ gia đinh tại đất nước tôi.” Nhà thiết kế Laposse chia sẻ thêm “Sáng tạo này tập trung vào những phương pháp thu hoạch truyền thống giữa thế giới công nghiệp hiện nay. Dự án này giúp tăng thêm thu nhập cho người nông dân bằng cách tạo ra loại vật liệu hữu ích nhưng có mức giá rẻ, đồng thời lại giúp giảm bớt lượng chất thải.”
Một số sản phẩm nội thất được tạo nên từ vật liệu tự nhiên của dự án. Ảnh: Designboom.
Ảnh: Designboom.
Ảnh: Designboom.
Ảnh: Designboom.
Ảnh: Designboom.
Ảnh: Designboom.
Thực hiện: Đức Nguyên – Theo: Designboom – Ảnh: Designboom.
Xem thêm:
‘Radiant’- nội thất gỗ chuyển sắc tinh tế của Edward Johnson