Viện thai sản thiết kế bền vững tại Uganda

Viện thai sản mới tại Uganda với lối thiết kế và giải pháp sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững không chỉ kiến tạo cơ sở y tế cho dân cư mà còn góp phần cải thiện đáng kể môi trường địa phương.

Với sự giúp đỡ của nguồn lực lao động và vật liệu tại địa phương, các KTS của HKS vừa qua đã hoàn tất quá trình xây dựng một bệnh viện thai sản mang đậm yếu tố bền vững tại Kachumbala – vùng nông thôn nghèo khó ở phía đông Uganda. Quan điểm thiết kế ban đầu của công trình nêu rõ mục tiêu tạo nên cơ sở chăm sóc sức khỏe mới thay thế cho cấu trúc cũ từ những năm 1950. Viện thai sản lỗi thời cũ vì không đủ đáp ứng về cơ sở vật chất mà nhiều người mẹ đã chọn cách sinh con tại nhà, bỏ qua các hỗ trợ y tế, thực trạng này làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng như nhiều biến chứng sinh sản.

bền vững 9

bền vững 8

Viện thai sản mới có diện tích lớn hơn, đồng thời có thể linh hoạt mở rộng diện tích trong tương lai. Bản thiết kế kiến trúc còn được đánh giá bởi các chuyên gia y tế có trụ sở tại Vương Quốc Anh, cũng là nơi đào tạo cho các nữ hộ sinh của bệnh viện. Công trình được xây dựng nhờ lực lượng lao động sẵn có tại địa phương khoảng 40 người, đồng thời 95% vật liệu xây dựng đều có nguồn gốc bản địa.

bền vững 7

Cơ sở y tế mới tại Uganda.

bền vững 6

Yếu tố bền vững bên cạnh nguồn vật liệu địa phương nằm ở sơ đồ bố trí và hình thức hoa văn họa tiết trong công trình. Xuyên suốt khuôn viên là những dãy hành lang ốp gạch đất nung dạng tròn, hình dáng rỗng ruột của gạch cho phép thông gió, lấy sáng tối ưu, từ đó tiết kiệm năng lượng điện tiêu thụ, giảm thiểu các tác động đến môi trường.

bền vững 5

Những vách tường gạch đất nung giúp lấy sáng, thông gió.

bền vững 4

Hầu hết công trình được sản xuất, xây dựng theo phương pháp thủ công.

bền vững 3

Hầu hết mọi yếu tố trong công trình đều được sản xuất thủ công – không máy móc, cần cẩu để nâng giàn – đồng thời các quy trình sản xuất cũng tiến hành theo giải pháp không sử dụng điện. “Những viên gạch thủ công tạo thành cấu trúc công trình được sản xuất tại chỗ, nung dưới ánh nắng mặt trời, giảm thiểu cây cỏ dùng làm chất đốt. Sử dụng các sản phẩm một cách có trách nhiệm với môi trường và xã hội, hỗ trợ nền kinh tế địa phương.” – Theo Julie Wellik, giám đốc HKS.

Địa điểm: Kachumbala, Uganda.
Diện tích: 275 mét vuông.

Bài: Đức Nguyên | Theo: Designboom | Ảnh: Peter Landers.


Xem thêm:

Paris lên kế hoạch xanh hoá các địa danh kiến trúc

Biến rác thải xây dựng thành BST nội thất