Công nghệ AI góp phần phát triển kiến trúc cộng sinh với thiên nhiên

Lấy cảm hứng từ cây Hyperion (cây gỗ đỏ ven biển ở California, được xem là cây sống cao nhất thế giới), kiến trúc sư người Ấn Độ – Manas Bhatia đã sử dụng công nghệ AI, cụ thể là ứng dụng Midjourney để phát triển dự án kiến trúc cộng sinh mới của mình.

Dự án kiến trúc cộng sinh của Manas Bhatia bắt đầu từ những điều tự nhiên và bình dị trong cuộc sống. Tưởng tượng về những khoảnh khắc con người nằm dưới bóng cây xanh mát đọc sách, nghỉ ngơi, kiến trúc sư đã phát triển thành một dự án tích hợp không gian sống của con người và cấu trúc của loài cây khổng lồ hyperion. Kết hợp với công cụ trí thông minh nhân tạo AI, kiến trúc sư kiếm nhà thiết kế người Ấn này đã vẽ ra không gian căn hộ mà nơi đó, chúng được xây dựng dựa trên những cấu trúc có sẵn bên trong của loài cây thay vì bê tông hay thép. Nhìn vào thiết kế, con người có thể cảm nhận được sự hoà hợp hoàn toàn với thiên nhiên với hương thơm từ gỗ cùng những ánh sáng tự nhiên chiếu vào, tạo nên không gian “giếng trời” đầy mê hoặc.

kiến trúc cộng sinh 1

Lối vào siêu thực của toà nhà.

Biến đổi đổi cây hyperion thành không gian sống mang hơi thở tự nhiên

Với kiến trúc cộng sinh, Manas Bhatia đã phát triển vượt ra khỏi giới hạn của thiết kế kiến trúc vật lý. Theo đó, khi được tiếp cận AI, các khái niệm và thiết kế siêu thực, anh chàng này cũng bắt đầu tìm hiểu cách các loài sinh vật siêu nhỏ làm tổ, làm sao chúng thích nghi được với những biến đổi của tự nhiên và các lý thuyết tương tự.

Manas Bhatia cũng bắt đầu nghiên cứu về sự tương quan giữa con người và thiên nhiên dựa trên những trải nghiệm thực tế của chúng ta để từ đó tạo nên một “thế giới không tưởng”. Trong thế giới ấy, cấu trúc trúc không được xây dựng từ bê tông hay thép mà thay vào đó, chúng vẫn có thể linh hoạt phát triển và thay đổi để đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhà ở của con người.

kiến trúc cộng sinh 2

Bên ngoài của toà nhà.

Để hỗ trợ trong việc phát triển viễn cảnh ấy, Manas Bhatia đã sử dụng ứng dụng AI – Midjourney để tạo ra kiến trúc cộng sinh này. Kiến trúc sư đã lập trình một loạt lời gợi ý dạng văn bản, bao gồm sự kết hợp của các từ như “giant”, “hollowed”, “tree”, “stairs”, “facade” và “plants” (“khổng lồ”, “rỗng”, “cây cối”, “mặt tiền” và “thực vật”) để tạo ra những hình ảnh liên quan. Trong quá trình thực hiện, anh cũng liên tục lặp lại và thay đổi những lời gợi ý để ra được kết quả mong muốn: một toà nhà căn hộ siêu thực được kết hợp hoàn toàn với thiên nhiên. Những khoảng trống bên trong cây hyperion được chuyển đổi thành kiến trúc mang hơi thở chức năng với căn hộ bên trong và ánh sáng tự nhiên từ ngoài tràn vào. Tất cả tạo nên một không gian thiên nhiên lung linh, đầy mê hoặc.

kiến trúc cộng sinh 4

Các căn hộ nằm gọn trong lòng cây.

Vai trò của AI trong việc phát triển cấu trúc “thở và phát triển”

Với loạt Kiến trúc Cộng sinh mới, Manas Bhatia lên tiếng rằng các nhà thiết kế có thể tạo ra những bản vẽ sáng tạo và hiệu quả bằng cách học hỏi từ những hệ thống tự nhiên trong môi trường. Anh cho biết: “ Tôi luôn bị thu hút bởi vấn đề làm thế nào những loài côn trùng và sinh vật siêu nhỏ có thể xây dựng nơi ở của chúng trong tự nhiên. Có thể thấy loài kiến tạo ra tổ của chúng bằng mạng lưới phức tạp và chi tiết trong lòng đất. Nếu con người có thể tạo ra các toà nhà “thở và phát triển” như cách thực vật vận hành thì đó là một thế giới tuyệt vời để chúng ta sinh sống”. 

kiến trúc cộng sinh 3

Kiến trúc “thở và phát triển”.

Bản vẽ được thiết kế nhờ sự hỗ trợ của AI.

Hướng tiếp cận mới sử dụng kiến thức về các hệ thống tự nhiên này có thể được hỗ trợ bởi công nghệ, cho phép cách kiến trúc sư tạo ra nhiều thiết kế tích hợp sinh học hơn với khả năng vô tặng. Trong thời đại mới của công nghệ và vô vàn công cụ có sẵn, các kiến trúc sư và nhà thiết kế có thể chuyển đổi trực tiếp những suy nghĩ thành những bản vẽ, kết xuất và mô hình 3D một cách dễ dàng hơn, làm cho ngành công nghiệp phát triển nhanh và hiệu quả hơn. Như với công cụ Midjourney, tính năng đặc biệt của nó là chuyển đổi từ những từ ngữ được lựa chọn thành những hình ảnh liên quan. Đôi khi kết quả có thể không giống như người dùng mong muốn nhưng chúng có thể đưa ra thêm những gợi ý mà chúng ta không nghĩ tới.


Nguồn: designboom| Bài: Revail Khan | Hình ảnh: Manas Bhatia.


Xem thêm:

NION – Một trong những công trình bền vững nhất tại Đức

Khu phức hợp bảo tàng Monologue Art ở Tần Hoàng Đảo