Light Soy – Đèn cá và đại dương

Đèn Light Soy là sản phẩm được thiết kế để chứng minh rằng quy mô của một trung tâm thực hành sáng tạo tuy nhỏ hay lớn hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tư duy thẩm mỹ cũng như thông điệp ý nghĩa mà họ muốn gửi gắm đến người tiêu dùng thông qua sản phẩm của mình.

Chiếc đèn Light Soy đến từ studio Heliograf tại Úc là phiên bản cập nhật từ thiết kế trước đó với những cải tiếng đáng kể về vật liệu. Ở lần sản xuất mới này, Light Soy được làm từ nhựa tái chế có nguồn gốc đại dương. Đèn có hình dạng giống như các bao bì đóng gói hình cá mang tính biểu tượng, đồng thời cũng nâng cao ý thức về vấn đề sử dụng nhựa một lần có gây hại đến hệ sinh thái biển. Phom dáng đèn không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn là thông điệp ý nghĩa về môi trường sống đại dương mà NTK muốn gửi gắm đến người tiêu dùng.

đèn 1

Ảnh: Tư liệu.

Angus Ware cho biết: “Khi chúng tôi thiết kế phiên bản Light Soy đầu tiên, chúng tôi đã thử nghiệm với nhựa tái chế nhưng lại có chất lượng thấp và nguồn gốc vật liệu không rõ ràng. Giờ đây, chỉ sau vài năm, các xưởng sản xuất đã có thể tiếp cận được với nhiều loại nhựa tái chế được chứng nhận trục vớt từ đại dương. Thật thú vị khi chúng ta đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc.”

đèn 2

Ảnh: Tư liệu.

đèn 3

Ảnh: Tư liệu.

Về thành phần nguyên liệu, đèn Light Soy phiên bản mới được làm từ 75% polypropylene tái chế. Trong tương lai, studio thiết kế Heliograf dự định sẽ nâng con số tỷ lệ lên 100% khi quy trình sản xuất dần đi vào guồng quay. Sản phẩm hiện đã được phát triển thành hai phiên bản đèn bàn – đèn treo, ngoài ra quy trình đóng gói vận chuyển cũng được đảm bảo không có bao bì nhựa nhằm tôn trọng tính bền vững trong quan điểm thiết kế.

đèn 4

Hai phiên bản đèn treo và đèn bàn của Light Soy. Ảnh: Tư liệu.

Sản phẩm: Light Soy.
Thương hiệu: Heliograf.


Bài: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

BST Gương Front – Biên niên sử những tấm gương

BST thảm Zoe – Những sắc thái trong hình học