Thiết kế ánh sáng: Vô hình và cụ thể

Sự kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo trong kiến trúc và thiết kế nội thất góp phần mang lại hiệu quả về chức năng không gian.

Ngoài các dẫn chứng khoa học về lợi ích sức khỏe bởi ánh nắng mặt trời như cung cấp vitamin D, điều hòa nhịp sinh học và cải thiện tâm trạng, các ghi chép và bản vẽ lịch sử từ khắp nơi cũng mô tả về ánh sáng – đôi khi khắc họa như một vị thần, mang vai trò thiết yếu trong cuộc sống con người. Sự phát triển của ánh sáng trong kiến trúc – nội thất, cho đến nay đã được nghiên cứu và mở rộng khái niệm, về không gian và nỗ lực kiểm soát trong thiết kế.

anh sang kien truc brutalism

Ảnh: Fernando Guerra

kien truc noi that go

Ảnh: Adam Mork

Theo khảo sát, một người bình thường dành 90% thời gian cuộc đời trong các không gian nội thất khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời theo những khung giờ có lợi sẽ khó khăn và ít hiệu quả hơn. Việc thực hiện các hoạt động hằng ngày đều được tổ chức bên trong các tòa nhà, nên vai trò của chiếu sáng nhân tạo song song với ánh sáng tự nhiên là sự kết hợp tất yếu với mọi công trình. Với suy nghĩ này, kiến trúc vật lý trở thành đối tượng được phát triển theo ý muốn của người sáng tạo, tách biệt với môi trường bên ngoài và trong không gian đó, chủ đích kiểm soát ánh sáng của họ được trình diễn. 

Để thiết kế ra những nguồn sáng hiệu quả giúp tăng thêm giá trị thẩm mỹ và cảm xúc, việc tiếp cận khối kiến trúc dựa theo tỷ lệ là bước đệm quan trọng trong một dự án. Trong ví dụ cụ thể hơn, tại sảnh trung tâm đền thờ The Pantheon, có cấu trúc mái vòm khổng lồ được khoét một vòng tròn tại đỉnh – một cửa sổ trời duy nhất đưa ánh sáng tự nhiên vào không gian bên trong đền. Cách ứng tạo ra ánh sáng điểm thay đổi liên tục trục chiếu vào một không gian rộng lớn, mang đến biểu tượng mạnh mẽ, chọn lọc trong không gian trang nghiêm trong thời đại bấy giờ. 

anh sang kien truc den tho pantheon

Bên trong trung tâm Đền thờ Pantheon. Ảnh: Tư liệu

Việc xem xét kích thước không gian, vị trí và tối ưu nguồn sáng ở cuộc sống hiện đại không đơn thuần thêm vào hay mở thêm giếng trời, cửa sổ. Chức năng phòng luôn cần có nguồn sáng phù hợp như việc đón nắng hướng Bắc sẽ chiếu sáng liên tục hay hướng Nam sẽ có ánh nắng yếu và mát hơn. Sau khi xác định vị trí tối ưu, khả năng sáng tạo ánh sáng được rộng mở hơn, tăng thẩm mỹ tổng thể và cho phép tạo khung sáng lẫn tầm nhìn ra bầu trời. Sự điều chỉnh sáng tạo giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo – được xét như điều kiện phải thuận theo giữa không gian và thời gian. 

Thông qua các xác định về hướng đến tạo hình ánh sáng, cách lọc ánh nắng mang lại nguồn nhiệt và thông gió tự nhiên giúp không gian đạt được cân bằng trong chức năng với thẩm mỹ. Chuyển động, cường độ ánh sáng và bóng tối tùy theo mục đích sử dụng, sẽ luôn cần được bổ sung lớp lọc trung gian như kính, gạch gió hay rèm cản sáng – trong vai trò giảm nhiệt, tạo riêng tư hay an ninh. Các lớp lọc được xác định và bố cục lặp đi lặp lại kiểm soát ánh sáng, tạo ra hiệu ứng trang trí làm nổi bật bề mặt đơn giản, tự nhiên như một yếu tố thiết kế mạnh mẽ.

anh sang kien truc gieng troi

Ảnh: Harunodi Noda

anh sang kien truc noi that vach ngan

Ảnh: Nelson Kon

kien truc gieng troi go noi that

Ảnh: Kai Nukumura

Bề mặt lọc còn được ứng dụng như tấm ốp mặt tiền độc đáo và trang nhã để biến ánh nắng trực tiếp dồi dào thành ánh sáng khuếch tán vào bên trong không gian. Ngược lại với ánh sáng tập trung, hiệu ứng này tạo ra cảm giác thanh bình và êm dịu. Những không gian này khi được bổ sung ánh sáng nhân tạo, cả hai nguồn sáng đều có thể đạt được hiệu ứng mờ ảo tinh tế trên toàn bộ bề mặt vật liệu mà không gian sở hữu.

anh sang cua so noi that tran nha gieng troi

Ảnh: Christian Ritchers

noi that vach ngan kien truc

Ảnh: Fernando Guerra

kien truc hien dai hinh hoc

Ảnh: Andy Ryan

noi that bao tang trien lam

Ảnh: Anette Kisling

noi that bao tang trien lam

Ảnh: Simon Menges

Thực hiện: Trà Giang | Theo: ArchDaily 


Xem thêm:

Nhân học Kiến trúc trong xã hội hiện đại

Hiện đại hóa Di sản: Thẩm mỹ giao thoa giữa kiến trúc hiện đại và công trình lịch sử

5 trào lưu nghệ thuật có tác động lên kiến trúc hiện đại