Đi thăm ngôi đền của tri thức cùng Massimo Listri

Trong hành trình nhiếp ảnh đầy say mê này, Massimo Listri đi đến một số thư viện lâu đời và đẹp nhất trên thế giới để tôn vinh những kỳ quan kiến trúc và lịch sử của chúng. Từ các học viện thời trung cổ đến thế kỷ 19, các bộ sưu tập tư nhân đến những tu viện, đây là một cuộc hành hương văn hóa-lịch sử đến các trung tâm của học thuật và những câu chuyện chúng kể lại.

Từ những đại sảnh hùng vĩ của thành phố Alexandria thời cổ đại đến những trần nhà bằng gỗ của Thư viện Morgan ở New York, loài người đã có một mối quan hệ say mê và lâu dài với các thư viện. Không giống một khái niệm hay một không gian nào khác, thư viện mang lại cảm giác về khả năng vô hạn trong việc thu thập tri ​​thức, sự uyên bác và trí tưởng tượng. Chúng là những địa hạt có một không hai cho sự khám phá, nơi mỗi bản thảo đã phai màu hoặc các cuốn sách dày cộp bọc bằng vải thô có thể tiết lộ một ý tưởng mới thú vị, một tưởng tượng xa vời, một niềm tin cổ xưa, một đức tin tôn giáo hoặc một phương thức hoàn toàn mới để tồn tại. Massimo Listri, bị mê hoặc bởi một vẻ đẹp như thế, đã dùng phong cách nhiếp ảnh hùng tráng đặc trưng của mình để lột tả lại nó trong cuốn sách Massimo Listri. The World’s Most Beautiful Libraries.

Massimo Listri 1

Ảnh: TASCHEN.

Massimo Listri 2

Ảnh: TASCHEN.

Trong hành trình nhiếp ảnh mới cho cuốn sách Massimo Listri. The World’s Most Beautiful Libraries, Massimo Listri đi đến một số thư viện lâu và đẹp nhất để khám phá những kỳ quan mang tính kiến ​​trúc, lịch sử và giàu tưởng tượng của chúng. Qua những cánh cửa lớn bằng gỗ, lên cầu thang xoắn ốc, và dọc theo những hành lang có kệ sách xếp hàng tinh tế, anh ấy dẫn chúng ta qua các thư viện tư nhân, công cộng, giáo dục và tu viện nổi bật, có niên đại từ năm 766. Trong số chúng, những thư viện thời trung cổ, cổ điển, baroque, rococo, và các học viện từ thế kỷ 19 lưu giữ một số hồ sơ quý giá nhất về tư tưởng và hành động của con người, được khắc và in trong các bản thảo, tập sách, cuộn giấy cói và giấy in. Trong mỗi bức hình chỉnh chu của Listri là bầu không khí độc đáo của các thư viện cũng như những chi tiết trong thiết kế và các tài liệu được đánh giá cao nhất của chúng.

Massimo Listri 3

Ảnh: TASCHEN.

Massimo Listri 4

Ảnh: TASCHEN.

Massimo Listri 5

Ảnh: TASCHEN.

Những thư viện nổi bật bao gồm các bộ sưu tập của Giáo hoàng về Thư viện Tông đồ Vatican, Thư viện Đại học Trinity, ngôi nhà lưu trữ Sách của KellsSách của Durrow, các kho lưu trữ của Thư viện Laurentian ở Florence, và thư viện tư nhân của Nhà Medici quyền lực, được thiết kế bởi Michelangelo. Với những mô tả tỉ mỉ đi kèm với mỗi cái tên ấy, chúng ta không chỉ tìm hiểu về những tài sản đáng kinh ngạc của các thư viện mà còn về quá khứ sống động, hỗn loạn hoặc gây tranh cãi của chúng. Như Tu viện Altenburg ở Áo, một tiền đồn của Công giáo đế quốc nhiều lần bị phá hủy trong các cuộc chiến tranh tôn giáo ở châu Âu, hay tu viện Franciscan ở Lima, Peru, với hàng đống tài liệu lưu trữ của Tòa án Dị giáo.

Có thể được xem như một cuộc thi sắc đẹp cho những người yêu sách, một lời ca ngợi kiến ​​thức và sự khơi gợi đến điều kỳ diệu đặc biệt trong in ấn, Massimo Listri. The World’s Most Beautiful Libraries là một cuộc hành hương mang tính văn hóa – lịch sử đến trung tâm của sự uyên bác, đến những câu chuyện được kể bởi các thư viện cũng như những giá trị tri thức được chúng cất giữ trong các bản in trên các kệ sách bóng bẩy của mình.

Massimo Listri 6

Ảnh: TASCHEN.

Massimo Listri 7

Ảnh: TASCHEN.

Massimo Listri 8

Ảnh: TASCHEN.


Bài: Dương Quỳnh Anh | Ảnh: TASCHEN.


Xem thêm:

Cabinet of Curiosities – Những chiếc tủ diệu kỳ

Elements of Architecture – Bản “giải phẫu” kiến trúc