Cầu nối nghệ thuật

Căn penthouse tọa lạc ở vị trí đắc địa trong tòa nhà 40 tầng giữa trung tâm sầm uất của thành phố San Francisco. Linh hồn của căn nhà nằm ở cách NTK tạo dựng bản sắc riêng biệt với những góc sắp đặt đơn giản, ấn tượng.

Căn penthouse sở hữu vị trí đắc địa khi tọa lạc bên trong tòa nhà 40 tầng cao nhất khu đô thị, từ vị trí này, chủ nhân ngôi nhà có thể tiếp cận dễ dàng trung tâm sầm uất của thành phố. Tuy vậy điểm đặc biệt của công trình không phải địa điểm lý tưởng mà lại nằm ở cách tạo dựng bản sắc riêng biệt cho không gian. Các NTK đến từ frenchCALIFORNIA đã cộng tác cùng một số phòng trưng bày uy tín như Gabriel & Guillaume, Jessica Silverman để tạo nên bầu không khí mang cảm hứng bảo tàng. Từ các sản phẩm nội thất nguyên bản từ những năm 1940 đến 1960 của Pháp, Italy, Brazil cho đến hàng loạt tác phẩm nghệ thuật mới của nhiều nghệ sĩ trẻ tại địa phương, NTK đã lựa chọn chắt lọc các tư liệu quý giá về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật và sử dụng chúng thật khéo léo theo tinh thần đương đại.

penthouse 1

Tác phẩm điêu khắc gắn trên tường của Julian Hoeber. Ảnh: Douglas Friedman.

penthouse 2

Ảnh: Douglas Friedman.

penthouse 3

Bộ ghế bành được sản xuất theo phong cách của Osvaldo Borsani. Chiếc tủ thấp được sưu tầm từ một ngôi nhà ở Rio de Janeiro trong những năm 1950. Ảnh: Douglas Friedman.

Ngôi nhà được trưng bày theo định hướng của một không gian triển lãm, ở đó các tác phẩm xuất hiện một cách phong phú đa dạng thay vì dàn dựng mẫu mực theo đúng tiêu chuẩn trưng bày. Giải pháp thiết kế này đã mang đến bầu không khí thân quen, gần gũi đúng nghĩa một ngôi nhà ở. Lẽ dĩ nhiên phương pháp thiết kế nào cũng đi kèm với thách thức tương ứng. Câu hỏi lớn nhất cần phải tìm ra lời giải dường như lại nằm ở chính cách thức chúng được bắt đầu: làm sao để tìm ra câu chuyện độc đáo để vẽ nên bản sắc riêng cho từng không gian nhỏ trong căn hộ? Các NTK đã chọn cách sử dụng chất liệu nghệ thuật từ nhiều phòng trưng bày để tạo nên tính độc đáo cho từng gian phòng. Việc hiểu rõ tầm nhìn người nghệ sĩ là cách để tìm ra công thức dung hòa sự đa dạng, phức tạp của mỗi tác phẩm nghệ thuật trong một không gian. Không phải ngẫu nhiên mà NTK lại diễn giải câu chuyện thiết kế của mình bằng màu sắc và hoa văn – họa tiết. Mỗi khu vực là một cách chơi màu khác nhau, từ việc sơn trên diện lớn, kết hợp theo từng điểm nhỏ cho đến phủ toàn bộ các mảng tường bằng họa tiết; tất cả đều nhằm một đích truyền tải đúng tinh thần nghệ thuật của tác phẩm mà họ sẽ đưa vào ngôi nhà.

penthouse 4

Ảnh: Douglas Friedman.

penthouse 5

Ghế Bettychairs của Martin Szekely từ những năm 1988. Gương trang trí bằng acrylic chế tác bởi Davina Simo. Ảnh: Douglas Friedman.

VỪA GẦN GŨI ĐỦ ĐỂ SINH SỐNG, VỪA TUNG TẨY MẠNH MẼ VỚI NHỮNG CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC, CĂN PENTHOUSE LÀ MỘT CUỘC TRÌNH DIỄN THẨM MỸ TUYỆT VỜI VỚI NÉT NGẠO NGHỄ KÍN ĐÁO.

Sự bổ trợ lẫn nhau của hình thức không gian, vật dụng nội thất và tác phẩm nghệ thuật tạo nên mối tương tác chặt chẽ. Một căn penthouse gần gũi để sinh sống, một phòng trưng bày tại gia và không gian truyền cảm hứng nghệ thuật, ba điểm mấu chốt ấy dường như được nối liền bằng đường dẫn tinh tế của nhiều tác phẩm mang giá trị tinh thần lớn lao.

penthouse 6

Đèn trần và đèn sàn từ những năm 1950, thảm Gilda thiết kế bởi Marguerite Le Maire. Ảnh: Douglas Friedman.

penthouse 7

Phòng ngủ của can penthouse với ghế sofa sản xuất từ năm 1950 tại Italy. Bộ đèn đứng 1073 Floor Lamps thiết kế bởi Gino Sarfatti. Ảnh: Douglas Friedman.

penthouse 8

Ảnh: Douglas Friedman.


Bài: Đức Nguyên | Ảnh: Douglas Friedman.


Xem thêm:

Ngôi nhà không tuổi của Anne Hathaway

Từ nhà kho đến không gian “ma thuật” ở Athens