Giếng trời và những lợi ích trong không gian sống | Từ điển ELLE Decoration

Giếng trời từ lâu đã là một khái niệm quen thuộc trong nội thất lẫn kiến trúc. Hôm nay, hãy cùng ELLE Decoration tìm hiểu về những lợi ích mà hệ thống giếng trời đã mang lại trong không gian sống thông qua những công trình nhà ở của nhiều kiến trúc sư – nhà thiết kế trên thế giới nhé.

Giếng trời ban đầu là một giải pháp về kiến trúc, tuy nhiên, theo sự phát triển của thời gian, khái niệm ấy giờ đây còn được tận dụng như một yếu tố về thẩm mỹ trong công trình. Giếng trời là khoảng không gian trống thông thẳng từ mái (thông thường sẽ có hệ mái che hoạt động theo nguyên lí đóng – mở bằng kính) xuống sàn nhà nhằm lấy sáng, lấy gió và lưu thông không khí cho toàn bộ không gian bên trong. Bên cạnh đó, với những ngôi nhà mang diện tích giới hạn, sự xuất hiện của giếng trời như một cứu cánh cần thiết trong việc nới rộng không gian về mặt cảm giác, đem lại một không gian thoáng đãng, tươi sáng hơn.

Trước đây, khi đưa khái niệm giếng trời vào nhà ở, các thiết kế chỉ đơn thuần là tạo nên một khoảng không trần ngập ánh sáng và trống trải. Nhưng giờ đây, giếng trời đã được kết hợp nhiều hơn với nhiều chi tiết, hệ thống, thành phần phụ khác như cây cối hoặc các khu vực thư giãn, tiếp khách. Đồng thời, với sự phát triển của vật liệu hiện nay, hệ thống giếng trời cũng bắt đầu được đa dạng hóa bằng cách thay đổi nhiều loại vật liệu đa dạng từ truyền thống như gạch cho đến những vật liệu mang tính xu hướng hơn như kính, kim loại, gạch kính.

Với nhiều lợi ích mà hệ thống giếng trời đem lại, khái niệm này không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn đem lại nhiều xúc cảm trong thẩm mỹ thị giác. Có người đã nói rằng kiến trúc là cuộc chơi của hình khối dưới ánh sáng mặt trời – và giếng trời có lẽ chính là chất xúc tác không thể thiếu trong cuộc chơi mang nặng tính tạo hình – ánh sáng này.

Hãy cùng điểm qua một vài công trình nhà ở để thấy rằng, các kiến trúc sư và những nhà thiết kế trên thế giới đã tận dụng giếng trời một cách hiệu quả như thế nào nhé.

Uncle’s House

Thiết kế: 3 Atelier.

Ảnh: Quang Dam.

giếng trời 1

Siyeonjae

Thiết kế: DESIGN GROUP COLLABO.

Ảnh: Yoon Joonhwan.

giếng trời 2

Aloni

Thiết kế: decaARCHITECTURE.

Ảnh: Erieta Attali.

giếng trời 3

Brick Cave

Thiết kế: H&P Architects.

Ảnh: Nguyen Tien Thanh.
giếng trời 4

El Internado

Thiết kế: Fantuzzi + Rodillo Arquitectos.

Ảnh: Pablo Blanco.

giếng trời 5

Inverted Warehouse-Townhouse

Thiết kế: Dean-Wolf Architects.

Ảnh: Paul Warchol.

giếng trời 6

AS Building

Thiết kế: Ambrosi I Etchegaray.

Ảnh: Rafael Gamo.

giếng trời 7

Living with Sun Light

Thiết kế: MOVEDESIGN.

Ảnh: Yousuke Harigane.

giếng trời 8

Pedro House

Thiết kế: VDV ARQ.

Ảnh: Curro Palacios Taberner.

giếng trời 9

Jardins House

Thiết kế: CR2 Arquitetura

Ảnh: Fran Parente

giếng trời 10

Mipibu House

Thiết kế: Terra e Tuma Arquitetos Associados

Ảnh: Nelson Kon.

giếng trời 11

Spa Querétaro

Thiết kế: Ambrosi I Etchegaray.

Ảnh: Luis Gordoa.

giếng trời 12

La Tallera

Thiết kế: Frida Escobedo.

ArnhL Rafael Gamo.

giếng trời 13

Guerrero House

Thiết kế: Alberto Campo Baeza.

Ảnh: Roland Halbe.

giếng trời 14

V house

Thiết kế: COTAPAREDES Arquitectos.

Ảnh: César Béjar.

giếng trời 16

Jardins House

Thiết kế: CR2 Arquitetura.

Ảnh: Fran Parente.

giếng trời 15

Thực hiện: Đức Nguyên – Ảnh: Tổng hợp.


Xem thêm:

Gạch kính – Sự trở lại của những năm 80 | Từ điển ELLE Decoration

8 loại vật liệu mới với tính năng tiết kiệm năng lượng | Từ điển ELLE Decoration