Cầu nối giữa nội thất Châu Âu và căn nhà Việt

Xu hướng trang trí và kiến tạo không gian sống phong cách tại Việt Nam những năm gần đây đã mở ra nhu cầu sở hữu nội thất thủ công cao cấp từ châu Âu. Song việc đưa các thương hiệu nội thất châu Âu vào ngôi nhà Việt một cách hợp lí, toàn vẹn và thanh lịch đòi hỏi cầu nối vững chắc, đáng tin cậy từ những đơn vị trung gian và chuyên gia tư vấn nội thất.

Nội thất châu Âu luôn có chỗ đứng quan trọng trong trái tim của người yêu nhà bởi sự tỉ mỉ trong kĩ nghệ thủ công, sự hoàn hảo trong thiết kế và chuẩn mực lựa chọn chất liệu. Theo báo cáo về ngành hàng cao cấp của McKinsey năm 2020, 40% nội thất cao cấp trên thế giới được sản xuất tại Ý. Cái nôi văn hóa châu Âu đã ươm nở một nền công nghiệp nội thất với những thương hiệu danh giá góp phần định hình lối sống sang trọng tới nhiều nơi trên thế giới.

Diễn biến của lịch sử và xã hội đã kéo gần khoảng cách giữa các nền văn hóa, đưa phong cách sống châu Âu ảnh hưởng lên lối sống của các nước châu Á. Tại Việt Nam, những thuật ngữ về phong cách nội thất như Đương đại (Contemporary), Cổ điển (Classic), Bắc Âu (Scandianavian) hay những thương hiệu nội thất châu Âu cao cấp như Armani/Casa, Missoni Home không còn xa lạ với tầng lớp trung lưu.

nội thất 3

Nội thất Châu Âu luôn được đánh giá cao bởi chất lượng hoàn hảo, sự tỉ mỉ trong kỹ nghệ thủ công và thiết kế. (Brand: Armani/Casa – thương hiệu do Italian Atelier đại diện độc quyền tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương). Ảnh: Italian Atelier.

Trong hai năm trở lại đây, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ các dự án bất động sản và nghỉ dưỡng cao cấp. Theo báo cáo của CBRE, số lượng dự án căn hộ cao cấp và siêu sang chiếm tới 59% trong tổng số dự án căn hộ mới tại TP. Hồ Chí Minh trong Quý 1/2021. Ước tính có khoảng 90,000-100,000 căn hộ 2 phòng ngủ sẽ ra mắt thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; 32 khách sạn với gần 12,000 đơn vị phòng có kế hoạch khai trương trong năm 2021 (theo Vietnamnews và Tophotelproject). Nhu cầu trang trí và thiết kế nội thất cũng vì vậy mà tăng lên đáng kể. Những yếu tố nêu trên đã cho thấy tiềm năng của ngành nội thất ở Việt Nam là không hề nhỏ.

Gianfranco Bianchi, CEO của Công ty chuyên gia tư vấn nội thất Italian Atelier, chia sẻ lý do Italian Atelier chọn Việt Nam làm điểm dừng chân tiếp theo sau Trung Quốc và Ấn Độ chính là tiềm năng kinh tế của một quốc gia đang phát triển.  Statista cho biết tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của ngành nội thất Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023 được dự đoán ở mức 13,5%, với doanh thu khoảng 793 triệu USD vào năm 2023.

nội thất 2

Gianfranco Bianchi – CEO kiêm Chủ tịch Italian Atelier và Giorgio Armani – nhà thiết kế sáng lập ra thương hiệu Armani. Ảnh: Italian Atelier.

Mặc dù vậy, thị trường nội thất tại Việt Nam vẫn còn sơ khai và non trẻ. Theo Gianfranco Bianchi, dù nhận thức về các thương hiệu xa xỉ tại Việt Nam tương đối cao nhưng việc định hình phong cách sống sang trọng còn khá mới mẻ. Phong cách sống chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi kiến thức thời trang, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Tuy nhiên, những cộng đồng chất lượng về lĩnh vực này chưa đủ mạnh để hình thành một văn hóa sống động và nổi bật như các thị trường lân cận.

Trước bối cảnh đó, những đơn vị tư vấn và phân phối nội thất là một cầu nối quan trọng đưa các thương hiệu nội thất cao cấp tiếp cận thị trường một cách bài bản. Đó cũng chính là sứ mệnh của Italian Atelier – công ty đại diện cho gần 40 thương hiệu nội thất cao cấp như Armani/Casa, Agape & Agapecasa, Missoni Home, Wiener GTV Design và Poltronova tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Với 6 văn phòng tại Milano và Pistoia (Ý), Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore và Việt Nam, công ty đã thành công thâm nhập vào các thị trường cạnh tranh nhất của Châu Á và đưa những thương hiệu nội thất cao cấp nhất tới người tiêu dùng.

nội thất 1

Nhà hàng Rêver tại Quảng Châu, Trung Quốc, một trong những dự án Italian Atelier phụ trách tư vấn thiết kế nội thất. Ảnh: Italian Atelier.

Việc định hình thẩm mỹ cho một nhóm công chúng, mang lối sống sang trọng tới một thị trường còn non trẻ như Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức. Một trong số đó là làm sao truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách rõ ràng, thống nhất và chính xác, nâng cao nhận thức của gia chủ về giá trị cũng như chức năng của các món đồ nội thất.

Theo Italian Atelier, việc trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy cho thị trường Việt Nam là cần thiết để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thiết kế, lịch sử hay việc tối ưu sử dụng nội thất trong không gian sống. Thoát li khỏi giới hạn của một agency thông thường, Italian Atelier mong muốn đưa phong cách sống đậm thẩm mỹ châu Âu tới Việt Nam bằng sự thấu hiểu thương hiệu, khách hàng và thị trường.


Ảnh: Italian Atelier – Digital Marketing Team.


Xem thêm:

Dùng chất liệu, “chơi” họa tiết

Giữ miền ký ức du lịch thông qua ký họa