Hiếm gặp người nước ngoài nào có đam mê về chất liệu sơn ta và dám đeo đuổi đam mê bền bỉ như chị, đó là cái duyên hay vì một nguyên do nào khác?
Tôi rất thích các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thường tự tay làm các đồ vật nhỏ nhỏ xinh xinh để bày biện chơi, và thích xem các sản phẩm sơn mài do nghệ nhân Nhật thực hiện, nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng mình muốn học môn nghệ thuật này vì nó quá cầu kỳ, chi tiết và tinh tế. Nhưng khi đến Việt Nam năm 1995, thấy ở Hà Nội có bày bán các sản phẩm sơn mài dùng chất liệu sơn công nghiệp (người bán nói là sơn ta) có kỹ thuật khá thô mộc, tự nhiên thấy tiếc nên nảy sinh ý định tìm thầy học để hiểu thêm về chất liệu sơn ta, mong muốn đẩy tính thủ công của sản phẩm và màu sơn lên một đẳng cấp cao hơn.
biệt giữa hai phong cách sơn mài Việt và Nhật?Người Nhật dùng sơn mài trên các đồ thủ công mỹ nghệ, kỹ thuật trangtrí sơn mài Nhật phổ biến nhất là tranh rắc (dát) maki-e (maki = rắc,dát, e = tranh), chứ không dùng vẽ tranh, và các chi tiết được thể hiện rất19 năm – thời gian đủ cho một người trưởng thành, nhưng với Ando Saeko, nghệ sĩ sơn mài đến từ Nhật Bản,quãng thời gian ấy vẫn như chỉ mới là chặng khởi đầu khi đồng hành cùng sơn ta, chất liệu tạo nên sơn màitruyền thống Việt. Vậy nên suốt 19 năm qua nghiên cứu, sáng tác, học hỏi kỹ thuật, khám phá các góc cạnh ởsơn ta để ứng dụng vào tác phẩm nghệ thuật sơn mài, họa sĩ – nghệ sĩ sơn mài Ando Saeko đã rút ra kết luậnrằng: “Học hiểu về sơn ta, nhưng để ứng dụng và phát huy hết cái Đẹp của sơn ta lên nghệ thuật sơn mài, có lẽhọc cả đời vẫn chưa gọi là đủ”.Nghệ sĩ sơn mài Ando Saeko:Người “Phải lòng” sơn taThực hiện NGuyễn ĐìnhGƯƠNG MẶT SÁNG TẠOELLE DECORATION 161Ảnh trang bên Nữ họa sĩ – nghệ sĩ sơn mài AndoSaeko ở phòng tranh UZU, Hà Nội. Ảnh trái Góc sángtác của Saeko tại nhà riêng. Ảnh trên Điểm mạnhtrong tranh sơn mài của Saeko là sự kết hợp của màusắc và chất liệu tự nhiên. Ảnh dưới Tác phẩm “Bùa hộmệnh” (Nazar Boncugu).khuôn thước, cầu kỳ và tinh tế. Còn về chất liệu,sơn mài Nhật có độ bóng, nhẵn cao, màu chủ đạolà đen, đỏ, dát vàng nhũ. Sơn mài Việt rất đa sắc,và cách thể hiện rất tự do phóng khoáng, có khibóng, khi mờ, khi thô ráp… tùy vào tung hứng củahọa sĩ. Tuy nhiên, ở Nhật vào thời kỳ Giang Hộ(Edo: 1615 – 1868), người Nhật cũng dùng sơn đểtạo chất và tạo màu chứ không dát – thếp lên nhưbây giờ. Các võ sĩ Samurai trang trí chuôi kiếm, vỏkiếm của họ bằng sơn mài, và kỹ thuật tạo màu sơn,tạo chất rất cầu kỳ. Thời Edo người Nhật cũng sửdụng các hộp đựng thuốc gọi là Inro, với kỹ thuậttrang trí giống với sơn mài kiểu Việt hiện nay.
Qua quá trình tìm hiểu, thực nghiệm sơn ta, chị có so sánh gì khác biệt giữa hai phong cách sơn mài Việt và Nhật?
Người Nhật dùng sơn mài trên các đồ thủ công mỹ nghệ, kỹ thuật trangtrí sơn mài Nhật phổ biến nhất là tranh rắc (dát) maki-e (maki = rắc, dát, e = tranh), chứ không dùng vẽ tranh, và các chi tiết được thể hiện rất khuôn thước, cầu kỳ và tinh tế. Còn về chất liệu, sơn mài Nhật có độ bóng, nhẵn cao, màu chủ đạo là đen, đỏ, dát vàng nhũ. Sơn mài Việt rất đa sắc, và cách thể hiện rất tự do phóng khoáng, có khi bóng, khi mờ, khi thô ráp… tùy vào tung hứng của họa sĩ. Tuy nhiên, ở Nhật vào thời kỳ Giang Hộ (Edo: 1615 – 1868), người Nhật cũng dùng sơn để tạo chất và tạo màu chứ không dát – thếp lên như bây giờ. Các võ sĩ Samurai trang trí chuôi kiếm, vỏ kiếm của họ bằng sơn mài, và kỹ thuật tạo màu sơn, tạo chất rất cầu kỳ. Thời Edo người Nhật cũng sử dụng các hộp đựng thuốc gọi là Inro, với kỹ thuật trang trí giống với sơn mài kiểu Việt hiện nay.
Mỗi họa sĩ thường có một phong cách, một kiểu thức đề tài, hoặc màu sắc chủ đạo dễ nhận dạng, vậy với một người Nhật dùng chất liệu sơn ta để làm sơn mài như chị, điểm nhấn trong các tác phẩm sẽ là gì?
Nhiều người xem tranh tôi vẽ thường biết ngay đây không phải là họa sĩ Việt vì màu sắc và bố cục không giống ai cả. Mỗi khi vẽ, tôi muốn đẩy tối đa vẻ đẹp của màu sơn, muốn chất sơn ta phát huy hết bản năng vốn có của nó, không chỉ là màu, mà còn là độ trong và bóng. Hai yếu tố này chính là sự khác biệt của chất liệu sơn ta so với các chất liệu sơn khác, nắm vững hai yếu tố đó thì khi thể hiện, màu sắc sẽ rất khác biệt.
Trong sáng tác sơn mài, người họa sĩ có thể kết hợp rất nhiều chất liệu khác nhau tạo nên hiệu ứng cho tác phẩm, các chất liệu mà chị thường ứng dụng vào sơn mài là gì?
Sơn ta có một tính năng đặc biệt là độ kết dính, và nhờ vậy tôi có thể kết nối sơn ta cùng các chất liệu tự nhiên, truyền thống như vỏ sò, vỏ trứng, cả mạt cưa, đá khoáng thiên nhiên mua từ các chợ khoáng chất ở Nhật, ngay cả ý tưởng từ màu sắc và bố cục, tôi cũng thường vận dụng từ thiên nhiên, côn trùng và các loài động vật.
“Mỗi nghệ nhân sơn mài Nhật, khi làm ra tác phẩm, điều họ muốn là phải hoàn hảo gần như tuyệt đối, bởi muốn làm người giỏi thì phải cầu toàn. Người Việt dễ dàng hơn, các chi tiết không quan trọng, mà quan trọng là phong cách và điểm nhấn riêng. Tôi tìm sự cân bằng giữa hai phong cách ấy”.
Trong các khâu hoàn thiện một tác phẩm sơn mài, từ phần bó hom vóc, thể hiện ý tưởng đến mài ra tác phẩm hoàn chỉnh, công đoạn nào với chị là vất vả nhất?
Tôi tự tay thực hiện các công đoạn, mệt nhất là bó hom vóc vì nó đơn thuần là lao động chân tay, khi vẽ thì tập trung tư tưởng và vận dụng trí óc, còn khi mài thì vận dụng kỹ thuật, mỗi công đoạn đều đòi hỏi một quy trình và nguyên tắc nhất định để hoàn thiện.
Trong các công đoạn ấy, chị thích nhất công đoạn nào, có bao giờ chị cảm thấy thất vọng khi tác phẩm không đúng theo ý muốn?
Khi vẽ xong một tác phẩm, điều hồi hộp và hứng thú nhất với tôi là lúc mài tranh, bởi dù đã tiên lượng trước từ ý tưởng đến phần vào sơn, dậm màu, nhưng khi mài ra cũng không thể chắc chắn sắc màu sẽ theo như ý muốn. Tôi cũng gặp khá nhiều thất vọng, nhưng qua mỗi lần như thế lại là một kinh nghiệm mới để lần sau làm tốt hơn. Tôi không thể hiện các tác phẩm quá nghiêm túc về kỹ thuật như sơn mài Nhật, tính tôi thích cái gì đó phóng khoáng, tự do, có thể lỗi một tí, hỏng một tí, nhưng đấy có thể là một nét duyên mang phần hồn cho tác phẩm.
Xin cảm ơn chị!
Thực hiện: NGUYỄN ĐÌNH