Zai Chuan: nét tĩnh lặng của truyền thống và hiện đại

Đây là ngôi nhà mang ý nghĩa lịch sử với tuổi đời hơn 100 năm tại Gojo Krasuma, Kyoto. Công trình mang cấu trúc nhà gỗ truyền thống Kyoto, hầu hết các hệ đỡ chính vẫn trong tình trạng tốt ngoại trừ một số thành phần được xây dựng lại sau này. Chủ nhân ngôi nhà đã quyết định biến đổi nó thành một nhà khách độc đáo.

Đơn vị thiết kế: B.L.U.E Architecture Design Studio.
Diện tích: 120 mét vuông.

Zai Chuan 1

Ảnh: Toshiyuku Yano.

Kiến trúc sư chia sẻ: với nguyên tắc đề ra là cố gắng hết sức để giữ lại những gì nguyên bản nhất, cùng lúc đó, cần phải đưa ra các giải pháp để ngôi nhà có thể đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Cuối cùng, phương pháp kết hợp kỹ thuật xây dựng cả mới và cũ theo chủ nghĩa lồng ghép được đề ra. Khác với những nhà khách thông thường, nhà thiết kế đã cung cấp thêm một khu vực triển lãm trong công trình, dự án còn có tên gọi khác là “He-courtyard”.

Zai Chuan 2

Những gì nguyên bản nhất của công trình đều sẽ được ưu tiên gìn giữ. Ảnh: Toshiyuku Yano.

Nhà thiết kế đã biến lối vào chính của công trình thành một đường hầm mang phong cách hiện đại hoàn toàn; đường hầm sẽ dẫn vào khu vực chính của ngôi nhà và một sân vườn phía sau. Ngoại trừ chức năng kết nối các không gian khác nhau, đường hầm còn được xem như một sảnh trưng bày – nơi mang đến một bối cảnh hoàn hảo để trưng bày nhiều loại đồ sưu tầm cổ của Nhật Bản.

Zai Chuan 3

Những vị khách dù chỉ lướt ngang qua cũng vẫn nhìn thấy được khu sân vườn ở phía xa thông qua đường hầm lối vào. Đây là một sự tương tác nhằm thể hiện bản chất văn hóa của vùng đất Kyoto – văn hóa sân vườn. Ảnh: Toshiyuku Yano.

Zai Chuan 4

Đường hầm là nơi hấp dẫn để trưng bày các món đồ mang tính văn hóa Nhật Bản. Ảnh: Toshiyuku Yano.

Để đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại, nhà thiết kế đã sắp xếp lại không gian nội thất của khu nhà chính mà không tháo dỡ bất kỳ một cấu trúc hiện trạng nào. Họ tái định hình lại cầu thang và đổi hướng đi của nó vì cầu thang cũ khá dốc và hẹp.

Zai Chuan 5

Một Nhật Bản rất mới nhưng vẫn nền nã bản sắc truyền thống. Ảnh: Toshiyuku Yano.

Zai Chuan 6

Một không gian đậm đặc tính truyền thống Nhật Bản, nhưng đồ nội thất và cảnh quan sân vườn lại là những điều thuộc về thế giới hiện đại. Ảnh: Toshiyuku Yano.

Zai Chuan 7

Cầu thang được di dời và chuyển hướng về nơi khác do những hạn chế của cầu thang cũ. Ảnh: Toshiyuku Yano.

Thêm vào đó, họ bổ sung hai phòng tắm hiện đại cho cả hai tầng – điều này giúp nâng cao sự thoải mái cho nhũng khách trọ tại đây. Tuy vậy, việc gia cố những cấu trúc hiện trạng của công trình cũng là việc vô cùng cần thiết. Nhà thiết kế đã tái sử dụng các tấm ván gỗ lát sàn làm thành các hộc tủ kéo phía dưới cầu thang – mang lại một hiệu quả cảm xúc nhuốm màu thời gian.

Zai Chuan 8

Ảnh: Toshiyuku Yano.

Zai Chuan 9

Ảnh: Toshiyuku Yano.

Zai Chuan 13.

Hệ ngăn tủ kéo được lồng dưới lòng cầu thang với bề mặt gỗ ấn tượng – mang màu sắc của thời gian. Ảnh: Toshiyuku Yano.

Về việc lựa chọn vật liệu, họ ưu tiên sử dụng các vật liệu gỗ và đất để phủ bề mặt ngoài, đồng thau và kim loại cũ cho tay nắm và các chi tiết khác. Với mục tiêu giữ lại bề mặt tự nhiên của vật liệu, việc duy trì vẻ đẹp giản dị của ngôi nhà là điều cần thiết. Việc kết hợp gỗ cũ của kết cấu công trình và gỗ mới cho đồ nội thất đã tạo nên một bức tranh về không gian hấp dẫn.

Bằng một câu chuyện của sự mâu thuẫn và tương phản, các nhà thiết kế đã đem lại nhiều trải nghiệm khác nhau về Nhật Bản trong ngôi nhà này.

Zai Chuan 10

Phòng ngủ là một sự dung hòa giữa những vật liệu truyền thống như gỗ và hiện đại như kim loại, xi măng. Ảnh: Toshiyuku Yano.

Zai Chuan 11

Những chất liệu gỗ mới và cũ đan xen lẫn nhau trong không gian. Ảnh: Toshiyuku Yano.

Zai Chuan 12

Đây thật sự là một không gian để tâm hồn tĩnh lặng giữa thế giới ồn ào ngoài kia, một nốt lặng khẽ rơi đúng lúc. Ảnh: Toshiyuku Yano.

Thực hiện: Đức Nguyên – Theo: Archdaily – Ảnh: Toshiyuku Yano.


Xem thêm:

Stone House: Sống lại khu vườn hoang tuyệt đẹp

Nấp Hostel – Náu vào lặng yên