Zero Waste Lab và hành trình biến rác thải thành sản phẩm nội thất

Rác thải nhựa luôn là vấn đề gây nhức nhối hàng đầu trong việc cải thiện chất lượng môi trường. Nhằm giảm thiểu đi những tác động xấu của loại vật liệu này, nhóm nghiên cứu Zero Waste Lab đã đề ra giải pháp tận dụng lại chúng, đồng thời phổ cập kiến thức nhằm nâng cao ý thức môi trường cho những tình nguyện viên tham dự.

Bằng cách khởi động dự án mang tên “Print your city”, nhóm nghiên cứu Zero Waste Lab tại Thessaloniki, Hy Lạp đã ngay lập tức thu hút sự chú ý khi kêu gọi mọi công dân trong thành phố cùng đem rác thải nhựa trong sinh hoạt của mình đến quyên góp. Zero Waste Lab đã nhận ra tầm quan trọng của việc tái sử dụng nguồn vật liệu rác thải trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm nội thất công cộng, tạo thành vòng tuần hoàn khép kín, giảm thiểu tối đa các tác động xấu cho môi trường.

rác thải 7

Dự án của Zero Waste Lab kêu gọi được sự đồng thuận của phần lớn công dân trong thành phố.

rác thải 6

Sản phẩm cuối cùng được đặt tại khu vực công cộng.

rác thải 5

Bên cạnh việc biến chất thải thành sản phẩm nội thất thông qua kỹ thuật in 3D, Zero Waste Lab còn hỗ trợ người dân trong việc tìm hiểu thêm về quy trình tái chế nhựa và cả nền kinh tế tuần hoàn. Thậm chí những người tham gia dự án còn được tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm với hình dáng theo ý mình và chọn lựa vị trí đặt để chúng nơi công cộng. Sản phẩm cuối cùng sẽ được gắn liền với cá thể cây xanh khi phần ruột rỗng bên trong được tính toán đủ để chứa đủ lượng đất dinh dưỡng nuôi sống chúng.

Giải pháp này cũng nâng cao hơn chuỗi ý thức cho người dân thành phố khi vừa đề ra giải pháp quyên góp chất thải lại vừa hình thành nên khái niệm vun trồng sự sống chỉ bằng một sản phẩm – loại sản phẩm sinh ra từ những vật liệu tái chế nhưng mang thông điệp to lớn về tương lai cần phải hạn chế khai thác những khoáng vật có sẵn nhằm tránh đi sự phá vỡ vòng tuần hoàn khép kín vốn có của tự nhiên.

rác thải 4

rác thải 3

Nâng cao ý thức về mảng xanh.

rác thải 2

rác thải 1

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Designboom | Ảnh: The Waste Lab – Marily Konstantinopoulou.


Xem thêm:

Vật liệu xanh Sulapac – Tương lai mới của ngành công nghiệp bao bì

Bao bì sản phẩm “sạch” từ vi khuẩn và nấm lên men