Kiến trúc nhân văn cho xã hội bền vững

Bối cảnh biến đổi khí hậu đòi hỏi nhiều thay đổi trong tư duy thiết kế của KTS, theo đó các triết lý kiến trúc nhân văn ngày càng được chú trọng hơn nhằm hướng đến tương lai bền vững, tích cực.

Prefabricated Pavilion – Kiến trúc lắp ghép bền vững

Prefabricated pavilion là một hệ thống công nghiệp hóa hoạt động dựa trên nguyên tắc cấu hình sẵn có và linh hoạt tùy biến. Chúng cung cấp không gian kiến trúc gọn nhẹ cho con người dựa trên mô hình tiêu chuẩn, có thể tạo ra nhiều biến thể khác nhau tùy theo mục đích (bảo tàng, cửa hàng và chủ yếu vẫn là nhà ở) theo phương thức module.

Dự án Prefabricated pavilion được tạo nên bởi gỗ công nghiệp khô, đảm bảo chất lượng, tốc độ thực hiện, khả năng vận chuyển, tháo – lắp dễ dàng, cấu trúc bền vững cũng như mức độ ảnh hưởng đến môi trường luôn ở mức thấp. Để đáp ứng toàn bộ yếu tố trên, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa hình thức module trong các cấu trúc tường, trần, sàn, tích hợp với hệ thống điều hòa không khí.

Prefabricated 2


Kiến trúc sư Shigeru Ban và chuỗi nhà giấy

Một trung tâm võ thuật tại Yokohama, Nhật Bản vừa qua đã được KTS Shigeru Ban sử dụng để chuyển đổi thành nơi trú ẩn cho những người vô gia cư vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Không gian dã chiến này tạm thời được vận hành bởi chính quyền Kanagawa và có hệ thống phân vùng là các lều trú bằng giấy, đảm bảo tính riêng tư, đồng thời giữ khoảng cách để ngăn ngừa sự lây lan của virus.


Eco Moyo – Trung tâm giáo dục sinh thái Kenya

Eco Moyo Education Center – Trung tâm giáo dục sinh thái tại làng Nzunguni, Kilifi, Kenya là dự án từ thiện của Na Uy với bước khởi điểm là hai phòng học mẫu giáo vừa được thiết kế. Với sự cộng tác tham gia của Arkitekter Uten Grenser, Architectopia và Jan Kazimierz Godzimirski, dự án hướng đến các mục đích nhân đạo thông qua thiết kế kiến trúc.

Hai phòng học đầu tiên của trung tâm Eco Moyo được thực hiện dựa trên tiêu chí tối đa hoá chất lượng, diện tích với sự can thiệp ở mức tối thiểu. Nhóm KTS xác định không gian hoạt động của hai khu nhà song song theo phương ngang, sử dụng vật liệu bê tông và nguồn cnug cấp gỗ, tranh địa phương. Hệ thống tường của công trình được ốp bằng Makuti – loại vật liệu tranh địa phương làm từ lá dừa khô.


Viện thai sản mang kiến trúc bền vững tại Uganda

Với sự giúp đỡ của nguồn lực lao động và vật liệu tại địa phương, các KTS của HKS vừa qua đã hoàn tất quá trình xây dựng một bệnh viện thai sản mang đậm yếu tố bền vững tại Kachumbala – vùng nông thôn nghèo khó ở phía đông Uganda. Quan điểm thiết kế ban đầu của công trình nêu rõ mục tiêu tạo nên cơ sở chăm sóc sức khỏe mới thay thế cho cấu trúc cũ từ những năm 1950. Viện thai sản lỗi thời cũ vì không đủ đáp ứng về cơ sở vật chất mà nhiều người mẹ đã chọn cách sinh con tại nhà, bỏ qua các hỗ trợ y tế, thực trạng này làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng như nhiều biến chứng sinh sản.

bền vững 5


Nhà tái chế làm từ những khối gỗ bần

Ẩn mình bên sông Thames, ngôi nhà tái chế từ gỗ bần là sự đáp ứng cần thiết của kiến trúc, xây dựng đối với nhu yêu cầu sinh thái hiện nay trước các vấn nạn về khí thải, hiệu ứng nhà kính hay vật liệu khó phân huỷ. Ngôi nhà hình chữ nhật với 5 chóp trụ xếp chồng lên nhau theo hình kim tự tháp, tất cả đều bằng vật liệu gỗ bần dạng khối. Với vật liệu này, công trình sẽ tiện dụng nhờ khả năng tháo – lắp dễ dàng, tái sử dụng và tái chế.

nhà tái chế 8


Xem thêm:

Bộ sạc di động tái chế hoàn toàn từ nhựa

Mặt nạ bảo hộ tái chế từ nhựa