Ly uống sake làm từ vật liệu trong chế tạo máy bay

Nhằm nâng cao trải nghiệm thưởng thức sake, Kenji Abe đã cho ra mắt thiết kế ly mang vẻ đẹp của hoa văn Kiriko với vành cốc mỏng 0,6 mm được làm bằng duralumin, một loại vật liệu được sử dụng trong việc chế tạo máy bay.

Thế giới hiện đại đầy những tiến bộ công nghệ và lối sống đương đại đã và đang được phát triển từ lịch sử văn hóa. Nhật Bản với nền văn hóa lâu đời vẫn luôn giữ gìn và phát triển truyền thống phục vụ và thưởng thức sake. Sake là một loại đồ uống tự hào của quốc gia, được làm từ gạo Nhật và phục vụ trong bình đất nung hoặc chai sứ gọi là tokkuri. Mặc dù rượu thường được phục vụ trong ly sứ để chịu nhiệt, nhưng nhà thiết kế Kenji Abe đã sáng tạo ra một loại cốc hiện đại hơn.

ly uong ruou sake thiet ke

Bộ sưu tập HAKUSAKU của Kenji Abe. Ảnh: Kenji Abe

HAKUSAKU: hiện đại trong truyền thống nhật bản

Dòng ly bằng kim loại mang tên HAKUSAKU thấm nhuần sự khắt khe của ngành công nghiệp máy bay, được chạm khắc chính xác từ các thỏi siêu duralumin nguyên chất (một trong những hợp kim nhôm nhẹ nhất và cứng nhất được sử dụng trong sản xuất máy bay) đã tạo ra khuynh hướng mới trong ngành công nghiệp.

Để có độ dày và tròn đạt chuẩn nhất, Kenji đã đúc chiếc cốc một cách vô cùng tỉ mỉ, làm cho trải nghiệm thưởng rượu được nâng cao trong khi vẫn tạo được vẻ ngoài phong cách, mỏng và thanh lịch. Được lấy cảm hứng từ nghệ thuật chạm khắc thủy tinh truyền thống của Nhật Bản – Edo Kiriko, HAKUSAKU mang trên mình những hoa văn bằng đường cong và hoàn thiện bằng một vành mỏng, làm nổi bật hương vị của rượu sake và tăng cảm giác thoải mái khi uống.

kenji abe sake ly uong ruou

Ảnh: Kenji Abe

kenji abe thiet ke ly ruou

Ảnh: Kenji Abe

Không quá dày cũng không quá mỏng, vành ly HAKUSAKU có độ dày hoàn hảo 0,6 mm – mỏng hơn 0,3 mm so với cốc uống rượu sake có miệng cốc mỏng thường thấy. Độ dày vừa phải của ly giúp rượu dễ dàng đến miệng hơn, người dùng dường như sẽ không còn cảm thấy sự hiện diện của chiếc cốc khi uống.

ly uong ruou sake kenji abe

Viền ly có độ mỏng 0,6 mm. Ảnh: Kenji Abe

Hình dáng của vành ly được tạo khuôn tròn nhất có thể. Bề mặt của HAKUSAKU tạo hình giống như chiếc chuông, được chạm khắc bằng đường thẳng và đường cong mượt mà theo phong cách kết hợp thiết kế trang trí. Các đường vân trên bề mặt nhằm giảm diện tích tiếp xúc với ngón tay của người dùng và ngăn không cho rượu sake bị nóng lên. Đó là một quá trình tạo mẫu và thử nghiệm vô cùng tuyệt vời của nhà thiết kế Kenji Abe.

kenji abe sake

Bề mặt cốc lấy cảm hứng từ kết cấu “Kiriko”. Ảnh: Kenji Abe

Cùng với sự hợp tác từ nhà sản xuất phụ tùng máy bay Atsuta Kigyo Co., Kenji đã dùng siêu duralumin – vật liệu được sử dụng để chế tạo các bộ phận máy bay – để tạo nên những chiếc cốc đựng rượu sake đặc biệt cứng cáp. Nhờ chất liệu đặc biệt, HAKUSAKU có thể được sử dụng trong nhiều năm mà vẫn giữ được hình dạng nguyên vẹn và cảm giác tinh tế như lần đầu.

kenji abe ly ruou sake

Ảnh: Kenji Abe

Các kỹ thuật viên có tay nghề cao trong đội ngũ thiết kế đã vận hành công cụ gia công 5 trục và đa nhiệm để khắc các hình vô cùng phức tạp. Kenji nhấn mạnh: “Công nghệ xử lý của chúng tôi cho phép tạo ra các sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt của ngành hàng không và vũ trụ, và những chiếc ly HAKUSAKU này cũng được tạo ra bằng công nghệ tương tự”. Quá trình chạm khắc cốc uống rượu sake đã tạo ra một số lượng lớn phôi kim loại. Do đó, đội ngũ của Kenji đã tái chế những phôi đó để có thể sử dụng lại nhằm giảm sự lãng phí không cần thiết.

kenji abe thiet ke ly uong ruou

Ảnh: Kenji Abe

Thực hiện: Khánh Quỳnh | Theo: Designboom 


Xem thêm

The Foundry và cốc cà phê làm từ cát

Hình ảnh kiến trúc Milan trong thiết kế ly cocktail thuỷ tinh của Augustina Bottoni