Hi Ladders High – Chốn nhỏ thú vị của trẻ thơ

Hi Ladders High là một dự án phi lợi nhuận được ra mắt vào mùa hè 2018 nhân dịp trại hè dành cho trẻ thơ của trường tiểu học Tanghe thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc do One Take Architects cùng các tình nguyện viên, sinh viên đại học cùng nhau thực hiện.

Đơn vị thực hiện dự án trẻ thơ: One Take Architects.
Địa điểm: Hồ Bắc, Trung Quốc.
Năm hoàn thành: 2018.

Dự án Hi Ladders High bao gồm 20 hệ thang gỗ độc lập ghép lại cùng nhau để tạo thành lõi không gian tương tác ngay trong lòng tác phẩm. Đây là một dự án dành cho trẻ thơ với tính năng tương tác, học hỏi cao khi chính những đứa trẻ ấy cũng có thể tham gia vào quá trình tạo dựng nên không gian vui chơi cho chính mình – có thể xem đây là khối kiến trúc mở mang thông điệp giáo dục cực kỳ cao.

trẻ thơ 7

Ý tưởng hình thành từ những điều thân thuộc nhất.

trẻ thơ 6

Hệ lắp ghép được tạo nên từ các mô đun đơn giản.

Vốn là một cấu trúc mở nhưng dự án lại mang tính ổn định cao khi vừa có thể cung cấp chuỗi không gian dễ dàng thay đổi lại vừa chắc chắn, an toàn, đảm bảo đủ các tiêu chí của một không gian trẻ em. Tất cả sự tương tác từ trong ra ngoài hay từ ngoài vào trong đều được thực hiện thông qua những khoảng hở của từng hệ thang riêng biệt, chúng nửa được che kín bằng các tác phẩm nghệ thuật, nửa được để rỗng tạo điểm nhìn – nếu nghĩ về tuổi thơ, hẳn ai cũng từng đôi lần thích thú với những chốn nhỏ khám phá thế này.

trẻ thơ 8

trẻ thơ 9

 

Cuộc phiêu lưu của trẻ thơ được ví như một hệ cấu trúc mang tính khám phá. Chính vì thế, nhóm KTS đã định hình nên một dự án lắp ghép không gian, tạo nên những bức tranh vẽ đầy màu sắc cho trẻ nhỏ, sử dụng những vật liệu quen thuộc, mang tính phổ thông nhất đối với chúng trong cuộc sống thường ngày để tạo nên khái niệm quen thuộc, sáng tạo từ chính điều thân quen nhất.

trẻ thơ 5

Không gian hình thành trong lòng khối lắp ghép.

trẻ thơ 4

“Kiến trúc như một phương tiện
để nhận biết thế giới thực.”

trẻ thơ 3

Sự tương tác trong – ngoài thông qua những khuôn rỗng.

trẻ thơ 2

Những không gian kích thích tư duy sáng tạo của trẻ nhỏ.

Thông điệp mà các KTS của One Take Architects muốn gửi gắm không phải là tạo nên thế hệ KTS tương lai, họ muốn sử dụng kiến trúc như một phương tiện để trẻ em có thể nhận biết được thế giới thực thông qua các giác quan tiếp xúc trực tiếp. Từ đó hình thành nên tư duy phát triển, tăng tính tương tác của suy nghĩ với nhiều sự vật tồn tạo xung quanh.

trẻ thơ 1

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Archdaily | Ảnh: Wei Kang, Kexin Li, Xinyuan Cai, Yufei Shi.


Xem thêm:

6 sản phẩm công nghệ phác thảo tương lai

Đèn bàn Bicoca – Khối màu linh hoạt đa dụng