“Bê tông vũ trụ” – Chất liệu cho ngôi nhà trên sao Hỏa

Loại bê tông cứng cáp và chắc chắn mang tên “StarCrete” được làm từ khoai tây chiên, muối và bụi, được tạo ra nhằm mục đích xây nhà trên sao Hỏa, thậm chí Mặt Trăng.

Để phục vụ cho việc thám hiểm vũ trụ, các nhà khoa học muốn xây dựng một trạm không gian trên sao Hỏa, dùng để làm căn cứ hoặc là nơi cho con người sinh sống trong tương lai. Thế nhưng quá trình đó sẽ cần phải tiêu tốn rất nhiều vật liệu xây dựng, nhất là bê tông trong khi con người không thể nào vận chuyển được hết tất cả từ trái đất lên không gian bằng tàu vũ trụ. Vậy nên việc có thể tạo ra được loại bê tông bằng các vật liệu có sẵn trên sao Hỏa là giải pháp tối ưu nhất.

be tong vu tru StarCrete

“StarCrete” có hình dáng trông như gạch được phát triển từ khoai tây, muối và bụi có độ rắn chắc hơn bình thường. Ảnh: Dr. Aled Roberts

Cứng gấp hai lần bê tông thông thường

Thành phần của “StarCrete” bao gồm đất sao Hỏa mô phỏng, tinh bột khoai tây (được làm từ khoai tây sấy khô) và một chút muối. Theo tính toán, một bao khoai tây chiên có thể chứa đủ tinh bột để sản xuất ra hơn 213 khối StarCrete. Việc kết hợp các nguyên liệu tại chỗ đã tạo nên loại vật liệu có độ bền cao, có cường độ nén là 72MPa hoàn toàn phù hợp cho việc xây dựng ngoài vũ trụ, trong khi các loại thông thường chỉ có cường độ nén là 32MPa.

dat mat trang

Mẫu đất mặt trăng được các nhà khoa học mô phỏng lại.

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, nếu cho vào hỗn hợp một loại muối thông thường, hoặc magie clorua (thu được từ bề mặt sao Hỏa hoặc từ nước mắt của các phi hành gia) thì bê tông vũ trụ sẽ chắc chắn hơn đáng kể với độ nén ở mức 91 MPa, vượt trội hơn tất cả những loại khác.

be tong vu tru StarCrete

Các khối “StarCrete” có thể chịu được lực đạt đến 72MPa.

“Bê tông vũ trụ” đầu tiên làm từ máu và nước tiểu

Trong công trình nghiên cứu trước đây, nhóm đã sử dụng máu và nước tiểu của các phi hành gia như một chất kết dính. Mặc dù vật liệu thu được cũng rất chắc chắn, nhưng việc phải cung cấp máu thường xuyên để có tạo ra những viên gạch chính là nhược điểm vô cùng lớn, gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của phi hành gia, trong điều kiện phải di chuyển để làm việc trong môi trường khắc nghiệt ngoài vũ trụ.

be tong vu tru StarCrete

Ảnh: Dr. Aled Roberts

Đứng đầu nhóm nghiên cứu là Tiến sĩ Aled Roberts, một nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Sinh học Tương lai của Đại học Manchester. Ông cho biết: “Vì thức ăn của các phi hành gia đều làm từ tinh bột, nên việc chọn chọn nó làm chất liên kết sẽ hợp lý và khả thi hơn thay vì máu người. Trong khi các công nghệ xây dựng hiện tại vẫn cần nhiều năm phát triển và đòi hỏi nhiều năng lượng, cũng như thiết bị xử lý hạng nặng bổ sung, thì việc sản xuất StarCrete không đòi hỏi những điều đó. StarCrete đơn giản hơn, rẻ hơn và khả thi hơn. Mà cũng có lẽ là các phi hành gia sẽ không muốn sống trong những ngôi nhà làm từ vảy và nước tiểu đâu!”

be tong vu tru StarCrete

Tiến sĩ Aled Roberts

Nhóm của tiến sĩ Aled đang xem xét về việc ứng dụng bê tông vũ trụ trong các công trình thực tế để kiểm tra toàn diện độ bền của nó. Gần đây, họ đã thành lập một công ty khởi nghiệp, Deakin Bio với mục đích tối ưu StarCrete để nó cũng có thể được sử dụng trên trái đất.

 

Thực hiện: Khánh Quỳnh | Theo: Designboom


Xem thêm

Gạch làm từ chất liệu bền vững giàu tiềm năng

Thiết kế thú vị từ chất liệu bê tông