Khi không gian sống là cuộc trò chuyện của chất liệu

Với 6 tháng để thi công, hoàn thiện căn nhà cùng lúc mang thai đứa con đầu lòng, họa sĩ Đỗ Nguyễn Lập Xuân cùng chồng mình là một KTS cần thêm một năm thêm thắt, chỉnh sửa mới có thể hoàn toàn hài lòng với không gian sống ở Nhà Bè, TP.HCM.

Câu chuyện kết nối trong không gian sống

Căn hộ nằm ở vị trí cận sông – không khí trong lành nhờ hai lá phổi xanh là khu đô thị Phú Mỹ Hưng và khu rừng ngập mặn tự nhiên của thành phố. Vậy nên toàn bộ các cửa sổ, cửa lô gia đều mở ra hướng sông cung cấp một tầm nhìn mở, liên tục – hướng ra tự nhiên tạo cảm giác thư giãn. Tính “mở” của view nhìn ra khúc sông Sài Gòn uốn quanh, cách giữa Nhà Bè và khu vực rừng ngập mặn đã chinh phục chủ nhân ngay từ khi đặt chân đến. Để tận dụng tối đa ánh sáng từ view nhìn và chia sẻ dễ dàng với mọi thành viên gia đình, họ đã có ý tưởng tạo một hành lang chạy dọc kết nối từ phòng khách đến tận bên trong. Hành lang được dành một tỷ lệ phù hợp để dọc theo đó, các không gian hoạt động khác được kéo vào tận trong cùng không gian sống. Thủ pháp này chúng ta thường thấy ở các thềm hiên nhà Bắc bộ, nơi đó cuộc sống vẫn tiếp diễn bởi tác dụng vi khí hậu của nó.

Không gian sống họa sĩ Lập Xuân 1

Ảnh: Anh Chương

Căn hộ họa sĩ Lập Xuân Điêu khắc gốm của Tuấn Mami

Điêu khắc gốm của Tuấn Mami. Ảnh: Anh Chương

Căn hộ họa sĩ Lập Xuân Tranh của Hoàng Ngọc Tú và Nguyễn Đức Phương.

Tranh của Hoàng Ngọc Tú và Nguyễn Đức Phương. Ảnh: Anh Chương

Căn hộ họa sĩ Lập Xuân i Ảnh treo tường của Quang Lâm.

Ảnh treo tường của Quang Lâm. Ảnh: Anh Chương

Khi đã xác định được xương sống của căn hộ, các phòng ngủ được sắp đặt để thu mình vào trung tâm và tạo không gian tách biệt với nhà vệ sinh và phòng tắm gia đình. Nơi đó câu chuyện kết nối vẫn tiếp tục theo một cách tự nhiên. Phòng khách nối với bếp được đặc biệt mở rộng tạo không gian nấu nướng, tiếp khách, vui chơi và làm việc, nơi mọi người có thể đồng thời chia sẻ các hoạt động. Phần lớn các nội thất lớn, gắn tường như tủ sách, bếp, tủ áo, tủ giày được thiết kế riêng để phù hợp với tinh thần gọn ghẽ của không gian và tối đa hóa công năng cho một căn hộ nhỏ. Công năng ở đây cũng được định nghĩa rõ ràng là phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của chính chủ nhân. Do vậy công việc xem xét mục tiêu, thói quen, số lượng, loại đồ đạc, kích thước dự tính đưa vào “chứa đựng” trong các tủ được bàn bạc trước khi đưa ra thiết kế cuối cùng.

Sử dụng đa dạng màu sắc và chất liệu trên tinh thần ấm áp và cởi mở

Đều làm việc trong lĩnh vực sáng tạo, ban đầu Lập Xuân muốn góc sáng tác của mình theo kiểu studio mở nên phải nằm ở phòng khách cho rộng rãi; còn Long lại có nhiều máy móc cồng kềnh của KTS nên chọn chỗ ở góc hành lang. Sau một thời gian không ai làm việc được! Lý do là phòng khách dù rộng mấy, Xuân thấy vẫn không đủ “mở” để mơ mộng khi đối diện là bức tường; còn với Long thì góc hành lang lại gần với phòng ngủ quá khiến anh thấy không “nghiêm túc” được. Kết quả là đổi ngược lại, Xuân chuyển chỗ làm việc ra hành lang để nhìn ra dòng sông miên man, tận dụng tường và cửa kính làm bảng để bài trí các sáng tác của mình; còn Long thì chuyển con “robot” của mình và biến phòng khách – nơi tập hợp rõ nét nhất các thiết kế của anh – thành phòng làm việc của anh mỗi đêm.

Không gian sống họa sĩ Lập Xuân hiên, hành lang lobby

Hiên – hành lang lobby, vừa indoor nhưng có cảm giác outdoor. Không bị định nghĩa bởi chức năng, đó là nơi chỉ để băng qua hay đủ hấp dẫn để nhẩn nha đứng lại làm gì đó. Để lăn, lê, nằm ngồi. Trên tinh thần cân bằng tĩnh tại, hướng về tự nhiên – hành lang ngôi nhà được hình thành lên từ những suy tưởng về các bối cảnh sẽ diễn ra trong thời gian thực hiện concept. Ảnh: Anh Chương

Không gian sống họa sĩ Lập Xuân nội thất

Phần lớn các nội thất lớn, gắn tường như tủ sách, bếp, tủ áo, tủ giày được thiết kế riêng để phù hợp với tinh thần gọn ghẽ của không gian và tối đa hóa công năng cho một căn hộ nhỏ. Ảnh: Anh Chương

Căn hộ họa sĩ Lập Xuân 1

Ảnh: Anh Chương

Không gian sống Điêu khắc đèn của Lập Xuân.

Điêu khắc đèn của Lập Xuân. Ảnh: Anh Chương

Không gian sống họa sĩ Lập Xuân gian bếp

Gian bếp nhỏ nhắn vừa phải nhưng vẫn đầy đủ công năng. Thiết kế ưu tiên phù hợp với vóc dáng nhỏ bé của bà chủ nên bàn bếp và các tủ được làm thấp, gọn gàng, để thoáng phần nóc làm chỗ bày trí thay vì kho chứa đồ. Màu sắc và chất liệu được kết hợp mạnh mẽ nhưng vẫn ấm áp. Ảnh: Anh Chương

Cặp vợ chông trẻ ban đầu cũng khá lo lắng vì chưa có kinh nghiệm trong việc làm không gian sống có trẻ con. Nhưng họ quyết định thử sống tự nhiên như cách mà cả gia đình sẽ lớn lên cũng nhau. Họ không sắm sửa nội thất dành cho trẻ em nhiều mà thay vào đó chọn những thứ cơ bản, có thể dùng lâu dài, linh hoạt, hoặc là tái chế như cách sơn lại kệ sách cũ thành kệ để đồ chơi cho con. Dẫu vậy tiêu chí sắp đặt trong nhà cố gắng đảm bảo “an toàn” hết mức có thể cho con trẻ. Họ dần nhận ra là thay vì sử dụng đồ đạc để ngăn chặn hay cấm đoán, ta có thể “dạy” cho con hiểu chức năng, cách đối xử với các loại đồ vật, cây cối khi mình quan sát con mỗi ngày.

Sử dụng đa dạng màu sắc và chất liệu trên tinh thần ấm áp và cởi mở, hai vợ chồng muốn mọi thứ hiện hữu đều có thể trò chuyện với nhau. Từ sự thay đổi ánh sáng ngày – đêm đến cảm giác mà mỗi chất liệu dự phần, phản chiếu các cung bậc cảm xúc của đời sống. Họ cũng hướng đến việc “chơi” với chất liệu, để cho con được tiếp xúc với sự đa dạng và khác biệt, từ đó bồi đắp trí tưởng tượng về các khả thể không gian, mở rộng thế giới quan theo cách tự nhiên và gần gũi nhất.

Không gian sống họa sĩ Lập Xuân hành lang

Hành lang là một không gian không có định nghĩa, đồ vật có thể sắp xếp để tạo các bối cảnh khác nhau do đó cũng là nơi cả hai thường xuyên thử nghiệm các ý tưởng của mình để làm mới không gian nghĩ ngợi và nghỉ ngơi của mình. Ảnh: Anh Chương

Căn hộ họa sĩ Lập Xuân 2

Ảnh: Anh Chương

Không gian sống họa sĩ Lập Xuân phòng ngủ

Bộ tranh trang trí trong phòng ngủ của họa sĩ Đạt Nguyễn. Ảnh: Anh Chương

Không gian sống họa sĩ Lập Xuân 2

Ảnh: Anh Chương

Bài: Pink Q | Hình ảnh: Anh Chương | Stylist: Duy Thanh, Quang Lợi

Xem thêm:

Chất thơ & nhịp điệu nắng