Hệ thống bơm nước giữa hai lớp kính giúp giảm nhiệt lượng từ ánh nắng.
WFG ước lượng, tùy vào môi trường và số truyền từ cửa sổ đến tường của tòa nhà mà công nghệ này có thể giảm thiểu chi phí năng lượng xuống khoảng 25% so với khi sử dụng cửa sổ kính thông thường.
Các công trình thương mại đầu tiên của nhóm là một tòa nhà công nghiệp ở Hungary và dự án phát triển nhà ở ở Mỹ. Cả hai đều đang được thi công. Ngoài ra, nhóm cũng đã hoàn thành hai công trình đầu tiên trước đó là Water House 1.0 và Water House 2.0, sử dụng một chiếc cabin nhỏ ở Hungary và nhà rạp ở Đại học Feng Chia ở Đài Loan.
Theo Matyas, công nghệ này cho phép các công trình có thể phủ toàn kính mà không phải thỏa hiệp với sự bền vững. Toàn bộ ý tưởng đến từ việc nhận thấy năng lượng dịch chuyển rẻ hơn rất nhiều so với điều hòa nóng lạnh không gian. Nhờ sử dụng kính có sẵn, WFG cam kết sẽ không làm tăng ảnh hưởng của dấu chân carbon lên công trình cũng như dễ dàng để sản xuất. Ngoài ra, công ty cũng nhấn mạnh hệ thống điều hòa này không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình cả trong lẫn ngoài. Đồng thời, nước sẽ được làm sạch tự động với hệ thống bảo trì được kiểm tra định kỳ hằng năm.
Công trình Water House 2.0 tại Đài Loan là dự án thể nghiệm hệ thống làm ấm và làm mát.
Vào mùa lạnh, hệ thống sử dụng cửa sổ 3 lớp kính với khoảng trống ngoài cùng được bơm khí trơ argon để ngăn nước bị đóng băng. Với khả năng nhiệt độ nước đến khoảng 40℃, công nghệ có thể kết nối với máy bơm nhiệt hoặc máy đun thông thường.
Ngoài ra, WFG còn phát triển một phiên bản khác với hệ thống có thể đặt sau hệ thống kính có sẵn mà không phải phá hủy những chiếc cửa sổ dựng từ trước.
Thực hiện: Hoàng Lê | Theo: Dezeen | Ảnh: Water-Filled Glass