Nhà thờ Oikumene – Công trình dựng xây từ gỗ thải

Nhà thờ Oikumene là công trình tôn giáo khá đặc biệt khi được xây dựng từ nguồn gỗ thải thu thập từ địa phương và phát triển ý tưởng thiết kế dựa trên nguồn cảm hứng kiến trúc truyền thống.

Tọa lạc ở phía đông Kalimantan, Indonesia, nhà thờ Oikumene là công trình kết cấu gỗ do các KTS thuộc TSDS thực hiện. Công trình sử dụng gỗ có nguồn gốc địa phương làm vật liệu kiến tạo cho hầu hết các yếu tố với nguồn cảm hứng quy chiếu theo Rumah Betang – một dạng kiến trúc truyền thống của người Dayak bản địa với đặc điểm là không gian hội trường dài. Vật liệu gỗ được nhóm KTS thu thập từ quá trình sản xuất của các ngành công nghiệp chế biến gỗ địa phương, theo đó, lượng gỗ thải thay vì bỏ đi lại được tận dụng tối đa để kiến tạo công trình.

nhà thờ 1

Công trình được xây dựng với nguồn vật liệu là gỗ thải thu thập từ địa phương.

nhà thờ 2

Địa điểm xây dựng nằm ở điểm cao nhất trên địa hình khu vực.

nhà thờ 3

Phần mặt tiền của nhà thờ được sử dụng từ gỗ Rimba, trong khí đó nội thất lại hoàn thiện bằng gỗ Meranti, giải pháp này được thực hiện để có thể tận dụng tối đa nguồn cung vật liệu mà vẫn tạo nên tổng thể hài hòa. Nhóm KTS đã xây dựng nhà thờ Oikumene nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh cho cư dân bản địa và công nhân đồn điền phía đông Kalimantan. Công trình nằm dọc theo hướng đông – tây ở điểm cao nhất trong địa hình khu vực, các chi tiết nội thất – kết cấu đều được cân nhắc để chống chịu trước nắng nóng tự nhiên và giữ cho mọi yếu tố bên trong không bị hư hại. Đồng thời hệ mái của nhà thờ (còn được gọi là Jack-roof) cũng hỗ trợ tối ưu cho việc lưu thông gió tự nhiên.

nhà thờ 4

nhà thờ 5

nhà thờ 6

Tổng quan Oikumene là một công trình mang giá trị truyền thống, địa phương rõ nét, sử dụng và tận dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có nhưng vẫn thể hiện ngôn ngữ thiết kế ấn tượng. Nguồn gỗ thải đã được các KTS kiến tạo nên vòng đời mới, chi tiết và cảm xúc. Các yếu tố từ tổng thể cho đến chi tiết đều thể hiện sự chính xác, tinh ý, hứa hẹn việc phát triển nguồn vật liệu gỗ một cách hiệu quả, ít gây tác động đến môi trường trong tương lai.

Vách lam gỗ bên ngoài giúp hạn chế nắng nóng và hỗ trợ lưu thông gió hiệu quả.

Địa điểm: Sajau, East Kalimantan, Indonesia.

Bài: Đức Nguyên | Theo: Designboom | Ảnh: Mario Wibowo.


Xem thêm:

Hệ thống đảo nhân tạo CPH-Ø1 tại Copenhagen

Không gian sống origami trên mặt trăng