Nhà sách Gaobu – Nơi lưu giữ kí ức làng mạc

Nhà sách Gaobu được mở cửa để phục vụ 2,500 cư dân thuộc ngôi làng cùng tên – một ngôi làng của người dân tộc Dong thiểu số thuộc Trung Quốc.

Đơn vị thực hiện nhà sách: CONDITION LAB.
Địa điểm: Hồ Nam, Trung Quốc.
Diện tích: 200 mét vuông.
Năm hoàn thành: 2018.

nhà sách 10

Nhà sách Gaobu nổi bật nhưng không tách biệt khỏi ngôi làng.

Cũng như nhiều khu vực cùng tính chất, làng Gaobu gặp nhiều trở ngại khi khá hẻo lánh nhưng lại sở hữu di sản văn hóa độc đáo bắt nguồn từ vị trí địa lý và phong tục tập quán. Nhưng cũng vì thế mà việc hiện đại hóa lại trở thành mối đe dọa nghiêm trọng với bản sắc văn hóa của dân tộc Dong.

nhà sách 9

Công trình được dựng theo cấu trúc gỗ truyền thống.

Mỗi ngôi nhà của người Dong đều tuân theo quy tắc nhất định, điều mà những thợ mộc bản địa đều hiểu cách tường tận. Vì vậy mà nhà sách Gaobu cũng thừa hưởng và phát triển dựa trên kiểu dáng kiến trúc truyền thống, mang ngôn ngữ địa phương. Các nguồn tài nguyên từ nhân lực cho đến vật liệu gỗ đều được sử dụng trong khu vực nhằm cho ra kết quả phù hợp, tối ưu nhất cho không gian sử dụng. Ý tưởng này đã tạo nên một công trình thoạt nhìn có vẻ truyền thống nhưng khi để tâm nhiều về chi tiết lại phát hiện ra nhiều điểm độc đáo thú vị.

nhà sách 8

nhà sách 7

nhà sách 6

Hệ khung gỗ trong thời điểm thi công.

Hệ cầu thang là yếu tố cấu trúc quan trọng trong cuộc sống của người Dong, một nơi mà mọi người thường tụ tập, sinh hoạt, trẻ em vui chơi – từ đó mà cầu thang đã trở thành nơi quan trọng nhất trong nhà sách Gaobu. Cấu trúc nhà gỗ 2 tầng quy mô 200 mét vuông đều xoay quanh hệ cầu thang – nơi vừa là trung tâm lưu thông, vừa là trung tâm hoạt động của công trình. Từng không gian đơn lẻ trong nhà sách được cấu thành như một lớp học và nơi tổ chức sự kiện, không gian đọc sách còn được linh động ở khu vực cầu thang.

nhà sách 5

Hệ cầu thang là nhân vật chính của khối công trình.

nhà sách 4

nhà sách 3

Khu vui chơi – học tập ý nghĩa của trẻ nhỏ.

Không gian nhà sách giờ đây trở thành trung tâm sinh hoạt, nơi kết nối mọi người trong làng lại với nhau. Trẻ em có thể sử dụng nơi đây như một không gian vui chơi, học tập, tất cả khiến các sinh hoạt thường nhật trở nên cuốn hút, có ý nghĩa hơn. Công trình trở thành nơi sống động để mọi người cùng tương tác chứ không chỉ là một vật thể tĩnh lặng.

nhà sách 2

nhà sách 1

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Archdaily | Ảnh: Peter W Ferretto, Leon Xu Liang, Arthur Wong.


Xem thêm:

Tiềm lực thiết kế mang tên Trung Hoa

The Cloud Maze – Mê cung mây giữa đô thị Thượng Hải