Kiến trúc thủ công kì ảo của tác phẩm Isle of Dogs

Cùng ELLE Decoration tìm hiểu về cách hình thành nên hệ thống kiến trúc cũng như bối cảnh trong bộ phim hoạt hình Isle of Dogs của đạo diễn Wes Anderson thông qua những chia sẻ của nhà thiết kế sản xuất Harrod.

Bộ phim hoạt hình stop-motion được ra mắt trên toàn thế giới vào ngày 6/4/2018 mang tên Isle of Dogs của đạo diễn Wes Anderson đã nhận được vô số phản ứng tích cực từ người xem, đồng thời cũng nằm trong hạng mục đề cử “Phim hoạt hình xuất sắc” và “Nhạc phim xuất sắc” tại Oscar 2019. Phim lấy bối cảnh về một thế giới hư cấu với thành phố Megasaki và hòn đảo rác thuộc quần đảo Nhật Bản khoảng 20 năm sau trong tương lai, cũng vì bối cảnh giả tưởng mà phần kiến trúc được thể hiện trong tác phẩm điện ảnh cũng mang theo sắc thái khá lạ lẫm.

kiến trúc 8

“Bối cảnh tương lai 20 năm sau trong phim không được lấy mốc từ hiện tại bây giờ mà là 20 năm sau một sự kiện trong quá khứ. Ví như Nhật Bản năm 1963 và bạn sẽ tính từ thời điểm này về sau đó 20 năm.” Harrod – nhà thiết kế sản xuất trong dự án cho biết “Có một điều gì đó khác biệt của Nhật Bản được thể hiện rất cụ thể trong bộ phim, chúng tôi luôn cố gắng lột tả nhiều nhất có thể tinh thần Nhật Bản trong một tác phẩm hư cấu.”

Yếu tố chuyển hóa kiến trúc qua thành phố Megasaki

Để kiến tạo nên cảnh quan thành phố Megasaki, các nhà thiết kế đã thâu nhặt rất nhiều nguồn cảm hứng và thông tin từ phong cách của vị kiến trúc sư từng thắng giải Pritzker Prize – KTS Kenzo Tange – Người có tầm ảnh hưởng nhiều nhất trong phong trào chuyển hóa kiến trúc những năm 1960 sau thời kỳ phục hồi kinh tế.

kiến trúc 7

“Thành phố Megasaki là sự kết hợp giữa các tòa nhà chọc trời những công trình thể loại khác.” Harrod chia sẻ thêm “Chúng tôi kết hợp các khu vực kiến trúc tại thành phố Megasaki với những khu phố cổ, về cơ bản nó là một nơi mang tinh thần thẩm mỹ Nhật Bản gần như thuần khiết trong vòng 100 năm qua.”

kiến trúc 6

Một nguồn cảm hứng khác mà nhóm thiết kế sử dụng trong tạo hình kiến trúc của bộ phim đến từ KTS Frank Lloyd Wright. Brick Mansion – ngôi nhà của thị trưởng Megasaki chính là một ví dụ điển hình, công trình được mô phỏng theo khách sạn Imperial tồn tại trong những năm 1923 nhưng nay đã bị phá hủy.

Theo Harrod: “Chúng tôi đã sử dụng khách sạn Imperial làm mô hình cho dinh thự của thị trưởng Kobayashi mang tên Brick Mansion. Chúng tôi thích cách hợp nhất kiến trúc truyền thống Nhật Bản với chủ nghĩa hiện đại thế kỷ XX. Các họa tiết mái cho thấy đặc tính thẩm mỹ thời Edo nhưng cấu trúc gạch của công trình lại mang đậm tinh thần phương Tây. Tôi nghĩ Frank Lloyd Wright luôn có sự cuốn hút với các nhà thiết kế sản xuất bằng những đường nét mạnh mẽ phù hợp cho khung ảnh rộng, nhưng chúng tôi lại lựa chọn kiến trúc có thiên hướng theo chiều dọc hơn một chút để mang đến sức sống rõ ràng hơn.”

Thời kỳ Edo Nhật Bản qua hình ảnh Đảo Rác (Trash Island)

Đối với Đảo Rác, Harrod đã tham khảo các hình ảnh minh họa truyền thống từ thời kỳ Edo Nhật Bản, đặc biết là những tác phẩm của hai nghệ sĩ Hiroshige và Hokusao.

kiến trúc 5

kiến trúc 4

“Chúng tôi sẽ áp đặt hai khái niệm rất khác biệt lên nhau – một cách trang hoàng cho Rác.” Harrod chia sẻ thêm “Đống rác khổng lồ kia chính là điều kiện môi trường của chúng ta nhưng được mô tả một cách thẩm mỹ, một hình thức hòa trộn cả xấu lẫn đẹp. Đó là một vùng đất hoang bị ô nhiễm công nghiệp một cách nặng nề.”

Để tạo nên được một Đảo Rác đầy “cộc cằn” và “méo mó”, Harrod và nhóm nghiên cứu đã sử dụng các vật liệu như ốc vít, nhựa và phế liệu máy móc làm thành phần kiến tạo.

“Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều kỹ thuật chế tạo mô hình trong phim. Chúng ta có thể thấy rõ ràng sự tương phản giữa Đảo Rác, rất nghiệt ngã, về cơ bản cũng chỉ là một đống đổ nát với công viên bỏ hoang, nhà máy. Nhưng thành phố Megasaki lại là một nơi mang kiến trúc sáng sủa, sạch sẽ bởi toàn bộ rác thải tại đây đã được đổ lên Đảo Rác. Chính vì thế, Magasaki là nơi mang thông điệp về tương lai.”

kiến trúc 3

kiến trúc 2

kiến trúc 1

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Ảnh: Isle of Dogs.


Xem thêm:

Lạc vào vương quốc mô hình của Kiyomi

Amber Cowan – “Người làm vườn” bằng thủy tinh