Geoffrey Bawa và 10 thiết kế cầu thang ấn tượng

Geoffrey Bawa, một trong những KTS tiên phong trong chủ nghĩa kiến trúc nhiệt đới hiện đại. Từ những năm 1950 cho đến tháng ngày cuối đời năm 2003, ông đã hoàn thành hơn 100 công trình ở Sri Lanka cũng như nhiều quốc gia khác gồm Ấn Độ, Indonesia. Cách tiếp cận thẩm mỹ của Bawa có thể xem như một cuộc phiêu lưu tìm kiếm điều mới lạ thông qua nhiều bài học từ quá khứ. Hãy cũng nhìn lại những điều đẹp đẽ ông để lại cho đời thông qua 10 khu vực nhỏ nhưng đủ thiết yếu để tạo nên ấn tượng – cầu thang.

“ÔNG ẤY
KHÔNG BAO GIỜ LẶP LẠI BẢN THÂN MÌNH.”

1/ Lunuganga, Bentota, 1948-98

Geoffrey Bawa đã hướng đến việc tạo nên “một phiên bản nhiệt đới giữa khu vườn Phục Hưng Italia” tại Luniganga, khu đất mà ông đã dành ra hơn 50 năm để xây dựng từ đồn điền cao su cũ. Có khoảng 30 khu vực cầu thang rải rác xung quanh vườn trải dài từ trung tâm đến ban công phía nam.

Geoffrey Bawa 10

Ảnh: Sebastian Posingis.

2/ The Raffel House, Colombo, 1963

Gạch đất nung đã được dùng để tạo nên hệ cầu thang xoắn ốc lượn qua trung tâm của ngôi nhà do Geoffrey Bawa thiết kế cho một vị bác sĩ cùng người vợ nhạc sĩ của mình. Phần tay vịn uốn cùng khối thang làm bằng gỗ cứng đã đồng nhất cách trọn vẹn với công trình và tạo nên tỷ lệ đặc – rỗng cân xứng cho thẩm mỹ.

Geoffrey Bawa 9

Ảnh: Sebastian Posingis.

3/ St Bridget’s Montessori School, Colombo, 1963

Bê tông đúc đã được dùng để tạo ra hai hệ cầu thang uốn lợn, xoắn ốc tại ngôi trường St Bridget’s Montessori School. Ban đầu bê tông được để lộ và trang trí bằng tranh tường, nhưng sau đó chúng đã được sơn phết lại.

Geoffrey Bawa 8

Ảnh: Sebastian Posingis.

4/ Steel Corporation Tower, Colombo, 1964

Tòa tháp này là một công trình mà Geoffrey Bawa thiết kế cho một triển lãm công nghiệp tổ chức năm 1965. Cao hơn 40 mét, công trình gồm hau hệt thống cầu thang đan xen nhau được trợ lực bằng khung thép. Theo Robson – một KTS hàng đầu tại Sri Lanka thì Stell Corporation Tower được lấy cảm hứng sơ bộ từ tòa tháp Tatlin chưa được xây dựng.

Geoffrey Bawa 7

Ảnh: C Anjelandran.

5/ The Beach Hotel, Bentota, 1968

Robson mô tả về khách sạn này là “sự kết hợp bầu không khí của một trang viên thời Trung Cổ với các chức năng của khách sạn du lịch hiện đại”. Du khách được rảo bước qua một cầu thang gỗ dẫn lên từ quầy tiếp tân tại lối vào với hệ trần trần ngập mô tuýp trang trí.

Geoffrey Bawa 6

Ảnh: David Robson.

6/ Geoffrey Bawa’s Town House, Colombo, 1970

Geoffrey Bawa đã kết hợp 4 ngôi nhà nhỏ để tạo nên không gian này cho chính ông vào năm 1960. Các tầng trong công trình được nối với nhau bằng hệ cầu thang mà theo Robson mô tả rằng “chúng gợi nhớ đến cầu thang cong Francesco Borromini và Balthasar Neumann”.

Geoffrey Bawa 5

Ảnh: Sebastian Posingis.

7/ House for Lidia Duchini, Bentota, 1979

Hệ cầu thang bất thường này được tạo ra thông qua quá trình cải tạo một tài sản đổ nát do một người bạn của Bawa mua lại – một sự kết hợp của góc cạnh, khối bo và các loại vật liệu khác biệt.

Geoffrey Bawa 4

Ảnh: Sebastian Posingis.

8/ Ruhunu University Campus, Matara, 1980-85

Hệ cầu thàng này nằm trong khu phức hợp nghệ thuật của một công trình thuộc 50 tòa nhà rộng 50.000 mét vuông do Bawa thiết kế tại khuông viên trường đại học Ruhuni University Campus. Ngay bên dưới phần dạ thang của nhịp nghỉ là bệ ngồi đầy thú vị, một nơi gặp gỡ đầy thú vị.

Geoffrey Bawa 3

Ảnh: Sebastian Posingis.

9/ Kandalama Hotel, Dambulla, 1992

Ẩn mình giữa vách đá, khách sạn 6 tầng này được bao bọc bởi những tán cây xanh. Những hệ cầu thang chằng chéo nhau liên kết các khu vực, phía trên là tác phẩm điêu khắc loài cú của nghệ sĩ Laki Senanayake.

Geoffrey Bawa 2

Ảnh: Sebastian Posingis.

10/ Lighthouse Hotel, Galle, 1995-97

Khách sạn này nổi bật với hệ cầu thang xoắn ốc được thiết kế cộng tác cùng nghệ sĩ Laki Senanayake. Hệ thống trang trí lan can của nó là những tác phẩm điêu khắc bằng kim loại về các chiến binh trong một trận chiến vào thế kỷ XVII. Toàn bộ không gian đều được đặt dưới một giếng trời dạng vòm, hình thành nên trục ánh sáng ấn tượng.

Geoffrey Bawa 1

Ảnh: Sebastian Posingis.

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Dezeen.


Xem thêm:

PHILIPPE STARCK – Trò chuyện về nghĩa vụ của sáng tạo

KTS Kengo Kuma – Góc nhìn đương đại của kiến trúc Nhật Bản