Kengo Kuma – Hơi thở đương đại trong kiến trúc

Kengo Kuma – KTS đương đại người Nhật Bản với nhiều công trình nổi tiếng trên khắp thế giới, từ Tokyo, Bắc Kinh đến Paris. Ông được biết đến qua triết lý dùng kiến trúc làm nền tảng kết nối con người với thiên nhiên. Kengo Kuma ưa thích sử dụng các vật liệu như gỗ, kính vào thiết kế kiến trúc, đồng thời hướng đến sự bền vững trong cách khai thác sử dụng nhằm nhấn mạnh mối liên kết chặt chẽ của nhân loại và môi trường tự nhiên.

Kengo Kuma – KTS đương đại người Nhật Bản với nhiều công trình nổi tiếng trên khắp thế giới, từ Tokyo, Bắc Kinh đến Paris. Ông được biết đến qua triết lý dùng kiến trúc làm nền tảng kết nối con người với thiên nhiên. Kengo Kuma ưa thích sử dụng các vật liệu như gỗ, kính vào thiết kế kiến trúc, đồng thời hướng đến sự bền vững trong cách khai thác sử dụng nhằm nhấn mạnh mối liên kết chặt chẽ của nhân loại và môi trường tự nhiên.

“Con người và thế giới vật chất là hai yếu tố được phân chia vô định; sự hiện hữu, tính hài hòa chính là thiên nhiên” – Kengo Kuma chia sẻ.

Kengo Kuma 1

Ảnh: Tư liệu.

1 / Hotel Paris

Công trình khách sạn lớn dự kiến sẽ đưa vào hoạt động năm 2022 với mục đích thúc đẩy tương tác cho khu vực Rive Gauche và Avenue France tại Paris. Một phức hợp khách sạn với cấu trúc được định hình từ các mô-đun gỗ cơ bản, tạo ra hình thái không gian kiến trúc đặc thù. KTS mường tượng công trình như một khối điêu khắc bị xói mòn dưới tác động của tự nhiên. Vật liệu gỗ kết hợp với các tấm kim loại phản quang tạo nên tổng thể sống động giữa môi trường ánh sáng tự nhiên, xen kẽ cùng tổ hợp vật liệu trên là thiết kế cảnh quan cây trồng đa dạng làm tăng sức hấp dẫn, vẻ đặc trưng cho cả khối kiến trúc lẫn nội thất khách sạn.

Kengo Kuma 2

Ảnh: Tư liệu.

2 / Casa Wabi, Mexico

Công trình Casa Wabi là nơi lưu trú, trưng bày nghệ thuật dành cho nghệ sĩ, được thiết kế theo triết lý Wabi-sabi dành cho tổ chức từ thiện Casa Wabi Foundation do nghệ sĩ Bosco Sodi thành lập tại Puerto Escondido, Mexico. KTS Kengo Kuma đã gắn kết các khối bê tông lớn thông qua hệ thống khớp gỗ đơn giản, từ đó hình thành không gian qua những ô vuông – trục thẳng liền mạch. Cấu trúc này cho phép vẻ đẹp của thiên nhiên được tôn trọng tối đa khi có thể đưa nguồn sáng tự nhiên bên ngoài môi trường vào công trình. Ngoài ra Kengo Kuma còn lấy cảm hứng thiết kế từ triết lý sáng tạo của hai KTS bậc thầy khác là Álvaro Siza và Tadao Ando.

Kengo Kuma 3

Ảnh: Tư liệu.

3 / Morinos, Gifu

Công trình được thiết kế dành cho Học viện Khoa học và Văn hóa Gifu, đây là cơ sở giáo dục chuyên đào tạo về lĩnh vực lâm nghiệp, môi trường, định hướng sử dụng gỗ là vật liệu chủ đạo. Mornios được xây dựng chủ yếu từ hệ kính và vật liệu gỗ khai thác từ cây bách Nhật Bản có tuổi đời 100 năm, ván tuyết tùng sắp xếp theo hình chữ V. Tất cả tạo ra hệ thống không gian mở hướng về cảnh quan.

Kengo Kuma 4

Ảnh: Tư liệu.

4 / Bảo tàng Meiji Jingu, Tokyo

Bảo tàng chính thức mở cửa vào năm 2019 tại Shibuya, Tokyo là nơi tôn kính dành riêng cho hoàng đế Meiji và hoàng hậu Shoken. Không gian bảo tàng rộng khoảng 3.000m2 chia thành hai tầng với vật liệu chính là gỗ tự nhiên. Công trình có phần mái nghiêng nhẹ, thuôn dài theo từng cao độ của khu đất, màu sắc thiên về tông tối như thể hòa mình vào không gian cây xanh được đem về từ khắp nơi trên Nhật Bản. Công trình dùng gỗ tái sử dụng cho phần kiến trúc, đồ nội thất nhằm hạn chế việc lãng phí nguyên liệu trong quá trình xây dựng dự án.

Kengo Kuma 5

Ảnh: Tư liệu.

5 / Bảo tàng Lịch sử và Văn hóa Taketa

Bảo tàng Lịch sử và Văn hóa Taketa là không gian đa chức năng bao gồm phòng trưng bày và bảo tàng được trùng tu cải tạo từ khu vực lâu đài cổ mang giá trị lịch sử. Công trình là nơi lưu giữ, trưng bày các tác phẩm của họa sĩ Tanomura Chikuden thuộc thời kỳ Edo. KTS Kengo Kuma đã sử dụng vật liệu tre để kiến tạo phần mái và vách ngăn nội khu, trong khi đó bao bọc mặt ngoài của khối nhà là những mảng tường trắng hiện đại. Từ khu vực bảo tàng, du khách có thể men theo lối cầu treo dẫn lên đỉnh núi, hướng về thành cổ Oka có niên đại hơn 830 năm.

Kengo Kuma 6

Ảnh: Tư liệu.

Kengo Kuma 7

Ảnh: Tư liệu.

6 / “Welcome, feeling at work”

Đây là dự án thiết kế bởi studio Kengo Kuma & Associates tại Milan. Công trình thuộc hạng mục văn phòng xanh được xây dựng nhằm thiết lập tiêu chuẩn mới trong tương lai, nhấn mạnh mối liên kết giữa công việc và thiên nhiên. Văn phòng được ủy quyền bởi Europa Risorse, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2024 tại khu vực Parco Lambro. Đây được xem như văn phòng làm việc phát triển theo tiêu chí bền vững, tập trung vào sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của nhân viên. “Welcome, feeling at work” hứa hẹn sẽ trở thành mô hình thiết kế truyền cảm hứng đến các khu vực ở châu Âu. “Milan là thành phố có sự kết hợp độc đáo giữa tính hiện đại và truyền thống trong nghệ thuật, kiến trúc, thủ công, đặt nền tảng lý tưởng cho việc hiện thực hóa ý tưởng thiết kế. Nhờ vào kỹ thuật thủ công của người Ý, vật liệu gỗ được xử lý rất hiệu quả và đẹp mắt”. “Welcome, feeling at work” với diện tích hơn 50.000m2 tọa lạc gần công viên Parco Lambro được bao phủ bởi thảm thực vật phong phú. Yuki Ikeguchi, người đứng đầu dự án và cũng là đối tác của studio Kengo Kuma & Associates cho biết: “Chúng tôi quan tâm đến việc tối ưu hóa được nguồn sáng và không khí trong lành từ môi trường tự nhiên.

Mảng xanh cây cối sẽ bao phủ ngày một nhiều, như một khu vườn khổng lồ. Vật liệu tự nhiên trong công trình sẽ đóng vai trò điểm nhấn, gia tăng trải nghiệm”. Thiết kế đề cao tính ngẫu nhiên, sự mềm mại và nhiều khía cạnh bất ngờ – đó cũng chính là vẻ đẹp của thiên nhiên. “Công nghệ chế tác vật liệu đang ngày càng được cải thiện cho phép chúng ta tạo ra các cấu trúc lớn. Gỗ bản địa về bản chất đã thích nghi với điều kiện khí hậu và môi trường, đồng thời chúng chắc chắn phù hợp với văn hóa địa phương”. Dự án hứa hẹn cung cấp một môi trường gợi mở tư duy về tính bền vững và là nơi lý tưởng để làm việc, đề cao hoạt động giải trí và thư giãn – nơi cung cấp sự tích cực cho cuộc sống của con người.

Kengo Kuma 8

Ảnh: Tư liệu.


Bài: Trà Giang | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm: