Ipari: Hệ thống mô đun với chức năng hấp thụ âm thanh

Ipari là một hệ thống mô đun hình lá phân chia với chức năng hấp thụ âm thanh bằng chất liệu Formfleece, có thể tạo ra các biến thể chính xác và thẩm mỹ đa dạng. Đó là nghiên cứu mà cô sinh viên Huyjeong Kim thử nghiệm cho luận án cử nhân của mình.

Ipari là tên đề tài luận văn cử nhân của Huyjneong Kim cho khóa học thiết kế sản phẩm tại trường đại học nghệ thuật Berlin. Các mô đun riêng lẻ được làm từ vật liệu nén nhiệt gọi là Formfleece của Becker Brakel. Nguyên liệu thô của Formfleece được sản xuất từ chai nhựa tái chế, là một vật liệu đem lại cảm giác mềm mại nhưng có cấu trúc ổn định nhờ vào kỹ thuật xử lý nhiệt.

Tại đại học UDK Berlin, Huynjeong Kim đã tạo ra thiết kế độc đáo khi khám phá và thử nghiệm những tính năng đặc biệt của loại vật liệu chưa bao giờ được cho sản xuất tính đến hiện tại. Formfleece có một đặc tính riêng biệt, không chỉ là một chất liệu vải mà còn mang tính chất của nhựa, điều khiến nó có thể dễ dàng tạo ra các hình dạng nhất định và đa dạng bằng cách đúc khuôn.

Hệ thống mô đun Formfleece 12

Formfleece là vật liệu lý tưởng với nhiều cách sử dụng nhờ khả năng hấp thụ âm thanh.

Nhà thiết kế đặt mục tiêu tích hợp hai tính chất khác nhau vào thiết kế. Để kết hợp ý tưởng định dạng tự do và cố định cho Formfleece, cô quyết định áp dụng hai tính chất tương phản của vật liệu lại với nhau. Để các bộ phận kết nối theo hệ thống mô đun, cô tạo ra một loạt các sản phẩm có cùng hình dáng để có thể lắp ráp dễ dàng. Bên cạnh đó một kế hoạch khác được vạch ra nhằm đem lại vẻ ngoài thẩm mỹ và mềm mại hơn.

Hệ thống mô đun Formfleece 11

Không gian được tạo nên bằng cách lắp ghép từng sản phẩm đơn lẻ theo hệ thống mô đun.

Hệ thống mô đun Formfleece 10

Các điểm liên kết là ốc vít với thiết kế đặc biệt.

Hyunjeong Kim đã thiết kế một hệ khuôn đặc biệt cho mô đun, bao gồm ba đĩa đúc ép cho các bộ phận gia công ở ba góc, và hệ thống tạo hình sản phẩm bằng cách kéo dây ở giữa khuôn đúc. Trong hệ thống này, các khớp có hình dạng đều và thân chính có hình dạng lồi – căng đầy – bề mặt nhẵn. Hình dạng tự do, ba chiều mang lại sự ổn định cho toàn bộ cấu trúc. Ba chi tiết quyết định hình dạng cuối cùng của mô đun là khoảng cách giữa các điểm khâu, hướng kéo của dây và sức căng dây. Hyunjeong Kim chú trọng vào những dây căng trên hệ thống trong quá trình chế tạo, không chỉ vì mục đích thẩm mỹ. Sự kết nối của các mô đun mang đến sự linh hoạt tối đa theo một cấu trúc ba chiều. Do đó, có thể kết hợp các mô-đun trong nhiều lớp.

Hệ thống mô đun Formfleece 9

Quá trình sản xuất.

Ngoài ra, hệ thống lắp ráp tam giác lại mang tính chất hình học cơ bản nên mọi hình dạng đều có thể tùy chỉnh theo mong muốn của người dùng. Các khớp nối của mô đun là hệ thống ốc vít được thiết kế đặc biệt để lắp ráp và tháo gỡ dễ dàng, nhanh chóng. Formfleece nhẹ và ổn định, nó thậm chí có thể được treo lơ lửng hoặc độc lập mà không cần bất kỳ hệ thống hỗ trợ khác.

Hệ thống mô đun Formfleece 8

Nguyên liệu thô và nguyên liệu sản xuất.

Hệ thống mô đun Formfleece 7

Mô đun và các khoá kết nối.

Hệ thống mô đun Formfleece 6

Các mô đun xếp chồng lên nhau.

Ý tưởng lấy cảm hứng từ một vật mang tên “Ipari” trong tiếng Hàn có nghĩa là “lá”. Vào mùa hè, lá cây tạo ra những không gian bóng mát dưới tán của chúng, và nó cũng tạo nên các tính cách đa dạng như sự thay đổi theo mùa, ví dụ qua việc kết nối rộng rãi và khép kín với không gian bên ngoài. Giống như một điều tự nhiên dưới tán cây, mọi người có thể xây dựng các hình thức và mối quan hệ khác nhau giữa họ và những người khác bằng “Ipari”.

Hệ thống mô đun Formfleece 5

Sự gắn kết giữa các thành phần qua hai mặt trước và sau.

Hệ thống mô đun Formfleece 3

Cắc lắp ráp biến thể.

Hệ thống mô đun Formfleece 2

Cấu trúc bên trong khu vực phân chia.

Hệ thống mô đun Formfleece 1

Góc nhỏ trong thực tế.

Thực hiện : Hà Ly – Theo Designboom – Ảnh : Sưu tầm

—————————————————————————————————————————————————————————

Xem thêm 

 

12 thiết kế hộp đựng thức ăn lý tưởng dành cho mọi lứa tuổi.

Kệ sách tự thay đổi kích thước của Jasper Morrison.