Giulia Pesce – Ruggero Bastita thiết kế đồ nội thất đa năng cho không gian sống tập thể

Giulia Pesce và Ruggero Bastita – hai sinh viên ngành thiết kế công nghiệp, đã tạo ra một hệ thống đồ nội thất đa năng cho một dự án lớn tại Designskolen Kolding ở Đan Mạch. “Patchwork” là một dự án phân tích về nạn di dân trong nhiều năm qua, điều này buộc mọi người phải sống tập thể với nhau. Không gian này được chia cho 50 người, loại bỏ đi hầu hết những khoảng không riêng tư. Những sinh viên này cho biết: “Là nhà thiết kế, chúng tôi hứng thú với việc cần thiết kế như thế nào để có thể đối mặt với những vấn đề của việc sống tập thể trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt”.

Bắt đầu từ việc phân tích bối cảnh của Trung tâm tiếp nhận, Giulia và Ruggero đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về dân tộc học và nhiều nghiên cứu khác về ký túc xá công cộng tại Milano và Torino. Hai nhà tiết kế đã nhắm đến giải pháp tạo ra một không gian rộng rãi, thoáng đãng hơn, nhưng vẫn có đầy đủ những đồ nội thất cần thiết. “Thử thách của chúng tôi là phải nâng cao chất lượng cuộc sống của những con người khác biệt trong bối cảnh sống tập thể khác nhau, theo một cách toàn diện nhất”, Ruggero nói. “Patchwork” là một không gian cá nhân linh hoạt mà nó là giải pháp hiệu quả trong việc giải quyết tính riêng tư, bên cạnh việc cá nhân hoá và quản lý đồ dùng của mỗi người.

Với “Patchwork”, điểm khác biệt của hệ thống đồ nội thất này chính là có nhiều chức năng khác nhau, có thể chuyển đổi qua lại như gương, kệ và những chiếc bản lề. Điều này cho phép người dùng tương tác với sản phẩm và tạo ra nhiều sự kết hợp khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu và cá nhân của từng người, cũng giống như khẳng định cá tính riêng trong một không gian chung. “ Không gian của tất cả mọi người đều giống sau để tạo nên một tập thể đồng đều, nhà thiết kế cho rằng, “nhưng chúng tôi đã quan sát làm cách nào để những người sống xa nhà có thể cá nhân hoá không gian riêng của họ trong một ký túc xá công cộng như vậy”

Những tấm panô kim loại khác nhau chính là nhiều hoạ tiết được ghép lại tạo thành một không gian riêng tư của mỗi người. Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, mỗi hoạ tiết đều có mật độ thưa khít khác nhau để tạo ra nhiều cấp độ riêng tư. Thiết kế đồ nội thất này còn có thể gắn thêm một chiếc bàn làm việc vào, biến thành một khu vực làm việc riêng trong không gian học tập và làm việc chung. Giulia giải thích rằng “Thông điệp chính mà “patchwork” muốn đem lại đó là tất cả mọi người đều có nhu cầu về không gian sống như nhau và tất cả những đáp ứng này là để giúp bạn họ một cảm giác như ở nhà trong chính căn phòng của mình.” Dự án này đã được phát triển và hợp tác với studio thiết kế Đan Mạch “Hans Thyge & Co” và tập đoàn kiến trúc và thiết kế Politecnico di Torio.

Những tấm pa-nô kim loại cùng với hoạ tiết dày thưa khác nhau, có thể ghép chung lại vào bao quanh không gian riêng của mỗi người.

“Patchwork” có thể thêm vào một chiếc bàn, tạo thành một nơi làm việc riêng trong không gian chung.

Chi tiết của tấm pa-nô kim loại

Chiếc móc treo có thể đính vào sản phẩm

Chi tiết của chiếc kệ

Một chiếc bản đen có thể đính đồ vào như một công cụ cá nhân.

Nhà thiết kế đã tạo ra phần bản lề để mọi người có thể dùng ổ khoá để cất giữ vật dụng cá nhân.

Mỗi hoạ tiết có mật độ thưa dày khác nhau để phân biệt các cấp độ riêng tư.

Thông điệp chính của “Patchwork” chính lại mang lại cho họ sự thoải mái gần giống như ở nhà.

Viết bài: Ynn Chaya