Jin-Sheng-Long – Nhà hàng tạo nên từ 21 bức tường

Từ một hiện trạng bị phân nhánh bởi nhiều vách tường, các NTK đã tìm đến cảm hứng từ câu chuyện truyền thống về quan cảnh phố chợ xa xưa để tạo nên không gian nhà hàng đương đại – nơi hài hòa giữa kiến trúc, nội thất và nguồn sáng dịu nhẹ bao phủ xuyên suốt.

Nhà hàng là không gian tầng trệt rộng 300 m² thuộc khối chung cư với hiện trạng khó nhằn về kết cấu: 21 bức tường chịu lực nhô ra khỏi các diện tường chu vị, một số cột còn đứng độc lập giữa mặt bằng. Điều kiện hiện trạng này mang đến cho các NTK một thách thức lớn về thiết kế, bởi lẽ yêu cầu của khách hàng là một không gian ăn uống mở, nơi không tồn tại bất kỳ khu vực phòng riêng nào. Ngoài ra còn phải đáp ứng được các nhu cầu đi kèm như quầy bar pha chế hay một chiếc bàn dài 8 mét. Do đó việc tìm kiếm giải pháp để đối phó với các bức tường trở thành mấu chốt để tháo gỡ các nút thắt cho dự án này.

nhà hàng 1

Không gian nhà hàng được phân chia dựa trên 21 vách tường hiện trạng. Ảnh: Songkai Liu.

nhà hàng 2

Ảnh: Songkai Liu.

Các NTK đã lấy cảm hứng từ chính lịch sử của nhà hàng – Jin-Sheng-Long, họ quay về khoảng thời gian cuối triều đại nhà Thanh, khi người sáng lập ra thương hiệu đã bắt đầu kinh doanh bằng những quầy hàng trên đường phố, nơi có nhiều quan khách và cuộc sống nhộn nhịp vẫn luôn diễn ra. “Chúng tôi muốn tái tạo trải nghiệm không gian phức tạp và quanh co của phố xá bằng cách phóng đại những bức tường cắt xẻ hiện trạng, xem toàn bộ khu vực ăn uống như một không gian mở hoàn toàn và bỏ qua những kết nối cứng nhắc của tường – trần – sàn”. Nhờ giải pháp đó mà tổng thể không gian hạn chế phân mảnh, vẫn có sự riêng từ, đồng thời tạo nên trải nghiệm độc đáo – nơi thực khách có thể tiếp cận đến mọi ngõ nghách một cách có chủ đích.

nhà hàng 3

Ảnh: Songkai Liu.

nhà hàng 4

Mật độ nội thất xuất hiện vừa đủ nhằm tạo nên sự cân bằng với nguồn sáng tự nhiên. Ảnh: Songkai Liu.

Quầy bar và nhà bếp là hai khu vực đòi hỏi khắt khe nhất theo quan điểm “phi gián đoạn” không gian, chính vì vậy mà quầy bar đã được nâng sàn bằng gạch cũ, hướng mặt về khu nhà hàng như một sân khấu, nơi nhân viên pha chế trở thành tâm điểm thị giác. Một nửa trong số 21 bức tường hiện trạng đã được sử dụng để tạo thành khu vực quầy bar, nhà bếp và phòng vệ sinh. 9 bức tường còn lại thuộc khu vực ăn uống chính đều được che giấu tinh tế. Những khoảng trống tồn tại giữa các vách tường được thiết kế để người nhìn không thể thấy sự giao nhau của kết cấu và tường bao chu vi. 5 trong số 11 bức tường được xoay ở các góc độ khác nhau để chúng trở nên tương phản với hệ thống kết cấu chung. Ngoài ra  các hốc trên tường ngoài khả năng lưu trữ còn là điểm nhấn thu hút mắt nhìn hiệu quả.

nhà hàng 6

Ảnh: Songkai Liu.

nhà hàng 7

Ảnh: Songkai Liu.

nhà hàng 8

Ảnh: Songkai Liu.

Mặt tiền của nhà hàng tuy xoay về hướng Đông nhưng lại không được tiếp nhận ánh sáng trực tiếp trong khung giờ dùng bữa nên các NTK đã tối đa hóa diện tích cửa sổ nhằm tăng khả năng khuếch tán sáng vào bên trong, đồng thời giúp góc nhìn ra đường phố trở nên thoáng đãng hơn, phù hợp với ý tưởng thiết kế chợ trời ban đầu. Số lượng đồ nội thất xuất hiện trong mặt bằng cũng được tư vấn kỹ lưỡng với các chuyên gia nhằm đảo bảo mật độ hợp lý mà không ảnh hưởng đế độ phủ của ánh sáng. Khi màn đêm buông xuống, tiếng nhạc nền truyền thống của Bắc Kinh vang lên, không gian giữa 21 bức tường bắt đầu chuyển động theo nhịp văn hóa êm đềm trong làn sương lịch sử

nhà hàng 9

Điểm nhấn của quầy bar được tạo nên nhờ giải pháp dùng gạch cũ nâng nền. Ảnh: Songkai Liu.

nhà hàng 10

Ảnh: Songkai Liu.

Thiết kế: Studio NOR.
Diện tích: 300 m².
Năm hoàn thành: 2021.
Địa điểm: Tần Hoàng Đảo (Qinhuangdao), Trung Quốc.


Bài: Đức Nguyên | Theo: Archdaily | Ảnh: Songkai Liu.


Xem thêm:

eert Mangwon Cafe – Trầm tích đương đại

Crosby Café – Sắc xanh giữa kiến trúc cổ