Nhìn lại tuyên ngôn của KTS Le Corbusier qua 6 khái niệm hiện đại

Bằng những tuyên bố trong Vers une Architecture (Hướng đến kiến trúc), KTS Le Corbusier ủng hộ việc áp dụng kiến trúc hiện đại làm giải pháp cho cuộc khủng hoảng toàn cầu thế kỷ XX. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta lại một lần nữa quay về tầm nhìn của ông để thấy rằng nhằm phá vỡ những khuôn thước kiến trúc cũ, 6 ý tưởng sau đây như mở ra hướng đi mới, dự báo trước tương lai trên chính tấm nền mà Le Corbusier đã dựng xây.

“Hình mẫu tạo nên bởi KTS Le Corbusier là thứ duy nhất mang đến cho tâm trí tôi ý tưởng tự tử ngay ngay lập tức” – Ivan Chtcheglov.

1/ Kiến trúc thiên về màu sắc

Ngôi làng Didden của MVRDV, một dải màu xanh dương phủ lên hệ cấu trúc gạch giản đơn hình khối là nguyên mẫu rõ rệt cho quan điểm màu sắc không phải yếu tố thừa thãi mà thậm chí còn yếu tố xác định phong cách thiết kế kiến trúc.

KTS Le Corbusier 6

Ảnh: MVRDV.

2/ Phi thực tế

Hình ảnh dưới đây là tác phẩm “Không thoải mái” (“The Uncomfortable”) của nhà thiết kế Katerina Kamprani là một trong số hàng loạt các sản phẩm gia dụng hoàn toàn không-sử-dụng-được, một sự đối lập giữa hình thức và công năng. Với KTS Le Corbusier, kiến trúc cũng vậy giống như tác phẩm này, chúng vẫn rất cần công năng nhưng đừng cố gắng hoàn hảo các chức năng sử dụng mà phớt lờ đi vẻ đẹp mà chúng đáng nhận được.

KTS Le Corbusier 5

Ảnh: Katerina Kamprani.

3/ Kiến trúc… “đáng yêu”

Dự án của Joanna E.Grant mang tên Overly Attached Cute – đây là một tranh luận về sự phát triển của các dạng thức kiến trúc “đáng yêu” theo xu hướng Nhật Bản nhưng vẫn thuộc phạm vi và tiêu chuẩn kỷ luật của kiến trúc. Nhưng vẫn còn đó nhiều ý kiến trái chiều gây tranh cãi khi những hình thức đáng yêu và đơn giản này tuy tạo bước tiến mới nhưng lại nằm giữa làn ranh nhạy cảm của thẩm mỹ trong kiến trúc.

KTS Le Corbusier 4

Ảnh: Joanna E.Grant.

4/ Kiến trúc tối đa

Triển lãm “Toiletpaper Paradise” của Maurizio Cattelan và Pierpaolo Ferrari đã gửi gắm đến thông điệp rằng: kiến trúc không chỉ là những bức tường trắng trống rỗng mà còn là nơi con người sống và vận hành cùng không gian mang bao sở thích, trải nghiệm cá nhân. Và chắc chắn rằng, với tầm nhìn mang giá trị bất diệt của KTS Le Corbusier, kiến trúc đối với ông chắc chắn cũng không gói gọn trong sắc trắng đơn thuần.

KTS Le Corbusier 3

Ảnh: Plamen Petkov.

5/ Kiến trúc hòa nhập

Những tòa nhà được thiết kế bởi những người đàn ông thường được cho là “nam tính”. Ngôi nhà Straw House của Sarah Wigglesworth lại là một dự án xây dựng nhằm đem lại tiếng nói nữ quyền: khi người phụ nữ làm việc trong một gia đình! Có lẽ thiết kế hiện nay cũng cần phải bắt đầu xem xét sự đa dạng của người dùng thay vì chỉ áp dụng một khuôn mẫu công năng cho tất cả.

KTS Le Corbusier 2

Ảnh: Sarah Wigglesworth Architects.

6/ Kiến trúc mang tính thách thức

Dự án ”Terminal 4 Jetway” của TheLab-Lab được xem như lời nhắn của xã hội hiện đại khi sử dụng hình ảnh của vấn đề an ninh hàng không để đặt ra câu hỏi về tính nhạy cảm của những yếu tố được xem là “tốt” trong văn hóa Nam Á. Mặc dù kiến trúc không phải là lĩnh vực có thể giải quyết được hết thảy mọi vấn đề trên thế giới nhưng các KTS cần tận dụng tiềm năng của chúng nhiều hơn việc chỉ đơn thuần thiết kế.

KTS Le Corbusier 1

Ảnh: TheLab-Lab.

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Archdaily | Ảnh: Archdaily.


Xem thêm:

Dạo quanh chốn đi về của Le Corbusier tại Paris

15 điều bạn chưa biết về Le Corbusier