Dùng máy bay điều khiển từ xa để vẽ tranh tường hoành tráng

Hệ thống vẽ bằng máy bay không người lái của kiến trúc sư người Ý Carlo Ratti đã sử dụng robot điều khiển từ xa để bao phủ các tòa nhà bằng những bức graffiti khổng lồ.

Được thiết kế để biến những mảng tường lớn thành những tác phẩm nghệ thuật khổng lồ, hệ thống này sử dụng sự hình thành của các loại máy bay không người lái (UAVs) tạo ra các tác phẩm nghệ thuật trên bề mặt thẳng đứng với diện tích lớn. Mỗi chiếc máy bay mang theo bộ màu riêng, và sử dụng màu CMYK để tái tạo lại quy trình in truyền thống.

Loại robot này được điều khiển từ xa, với toạ độ riêng biệt, và có thể tái hiện lại bất kì tác phẩm nào thông qua ứng dụng trên điện thoại.

“Chúng tôi rất quan tâm đến việc sử dụng nghệ thuật của họ, đặc biệt là cách để gắn kết môi trường xây dựng. Thứ mà chúng ta gọi là “graffiti phygital” là ý tưởng sử dụng máy bay không người lái, nói chung là các công nghệ số để tạo ra các công trình nghệ thuật công cộng.” – Ratti nói với Dezeen.

Văn phòng thiết kế Carlo Ratti Associati đã tạo nên rất nhiều sản phẩm máy bay không người lái với những chức năng khác nhau, bao gồm việc sử dụng chúng như một hướng dẫn viên cá nhân cho các khách du lịch tham quan khuôn viên trường Đại học Công nghệ Massachusetts (MIT).

Hai tác phẩm được tạo nên bằng công nghệ này đã được lên kế hoạch trong năm nay tại Berlin và Turin, đó là nơi chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng các tấm phủ giàn giáo khắp thành phố được bao trùm bởi 1 tác phẩm nghệ thuật khổng lồ.

Các chi tiết sẽ hoàn thành sau cùng, còn tổng thể tác phẩm được sáng tạo trước bởi 1 nghệ sĩ và phủ màu bằng máy bay không người lái điều khiển thông qua 1 ứng dụng, vì thế, mọi người sẽ được tự do lựa chọn nơi để vẽ. Đó cũng chính là tiềm năng cho khách đi đường có thể dễ dàng tham gia tạo nên tác phẩm của chính họ, và sẽ được robot tái hiện lại.

Tiềm năng của máy bay không người lái trong thực hành nghệ thuật

“Hãy tưởng tượng chúng ta có cách để việc thực hiện các tác phẩm nghệ thuật công cộng trở nên dễ dàng và an toàn hơn, trong bối cảnh đô thị cũng như mức độ cơ sở hạ tầng – ví dụ như bên cạnh đường cao tốc, trong các đường hầm tàu hỏa, trên các cây cầu..” – ông nói.

Nhà thiết kế thiết bị này – Carlo Ratti – một giảng viên tại MIT đồng thời điều khiển phòng thí nghiệm Senseable City, là người sáng lập công ty kiến ​​trúc Carlo Ratti Associati. Công ty đã thực hiện một loạt các dự án, từ nơi ẩn náu tại dãy núi Himalaya, tới “Ghế sofa kết nối” (Internet of Things sofa) đầu tiên trên thế giới.

Tiềm năng của máy bay không người lái đang được khai phá trên các lĩnh vực từ xây dựng (triển khai một tòa nhà để dệt một xưởng sản xuất sợi cacbon ở Stuttgart), cho đến nghiên cứu và cứu hộ, đồng thời kết hợp cùng hãng Land Rover sử dụng các thiết bị quay không người lái để quét các khu vực sau thiên tai.