Casa Wabi: khu lưu trú nghệ sỹ với kiểu xây dựng trục la bàn, sát biển của Tadao Ando

Kiến trúc sư Tadao Ando đã thiết kế nên Casa Wabi- trung tâm nghệ thuật, lưu trú cho nghệ sỹ – dọc theo đường bờ biển đẹp như mơ tại Mexico. Gây ấn tượng với dấu ấn triết lý Wabi-Sabi của người Nhật: công trình là sự kết hợp ấn tượng của việc sử dụng chất liệu tôn vinh sự bất toàn, khai thác tối đa vẻ đẹp tự nhiên với khung cảnh mở và cách thiết kế tạo trục vuông góc đầy ấn tượng.

 

Photo: Edmund Sumner

Điểm nhấn của công trình là bức tường xi măng cao 3.6m, trải dài suốt 312m bờ biển từ phía Đông sang Tây, mở ra tầm nhìn rộng khắp biển xanh bao la. Bức tường này tạo thành vách ngăn khổng lồ giữa hai phân khu chức năng “chương trình cộng đồng” ở phía Bắc và “chương trình cá nhân” ở phía Nam.Phía trước mặt chính là hai hồ bơi hình tam giác và hình chữ nhật. Chúng tạo nên một đường cắt vuông góc hoàn hảo với bức tường, tạo nên ấn tượng đồng nhất về hình ảnh một chiếc la bàn.

Photo: Edmund Sumner

Photo: Edmund Sumner

Photo: Edmund Sumner

Bức tường dài 312 trải dài sừng sững hiên ngang đóng vai trò như phần khung cho toàn bộ công trình. Wabi House trở thành nơi lưu trú cho cộng đồng từ thiện nghệ thuật Casa Wabi Foundation được sáng lập bởi nghệ sỹ Bosco Sodi người Mexico và giám tuyển Patricia Martin. Công trình mở ra tầm nhìn tuyệt đẹp nhờ lợi thế nằm hướng biển Nam Thái Bình Dương trên trục bờ biển dài 550m, tưởng chừng như mênh mông bất tận.

Photo: Edmund Sumner

Lối cổng chính nằm ở trục Bắc-Nam được thiết kế kèm mặt tiền có ban công mở ra phía biển, khung cảnh thiên nhiên phía trước dãy nhà chung hoàn toàn không bị che lấp bởi một cánh cửa nào. Qua đó, ta thấy được giải pháp chuyển tiếp nội-ngoại thất khéo léo của Tadao Ando.

Photo: Edmund Sumner

Hai hồ bơi cũng nằm trên trục này, một cái hình tam giác khá nông nằm sát vào trong và một hình chữ nhật lớn thích hợp cho bơi lội nằm xích về phía mặt biển. Ngoài cổng chính, mọi người còn có thể tiếp cận dãy nhà chung bằng hai lối vào ở bên hông, qua một con đường ngách chạy dọc sống bức tường. “Bức tưởng tạo thành tuyến lưu thông chính, cắt ngang từng phân khu, và đóng cả hai vai trò nội-ngoại thất. Khi chiều xuống, ánh hoàng hôn đỏ ối sẽ được phản chiếu lên bề mặt bê tông.” Tadao Ando giải thích.

Photo: Edmund Sumner

Photo: Edmund Sumner

Photo: Edmund Sumner

Khối nhà chính nằm ngay giữa trung tâm giao cắt của “la bàn”. Bức tường đã chia nhà ra thành hai nửa: mặt phía Bắc là khu vực lễ tân và mặt phía Nam là nơi lưu trú cho nghệ sỹ. Nơi có diện tích lớn nhất trong nhà là khu sảnh chung và phòng ăn, đặc biệt có băng ghế gỗ trải dài và khu vực lougue nhìn về phía biển.

Photo: Edmund Sumner

Photo: Edmund Sumner

Phòng nghỉ gia đình của nghệ sỹ Sodi- người thường xuyên phân chia thời gian của mình sống ở cả Mexico và New York- được đặt trong một khu cánh hình tam giác giấu sang một bên phòng khách, đằng sau những tấm tường bê tông khác.

Photo: Edmund Sumner

Photo: Edmund Sumner

Tương phản với mặt tường xi măng trần trụi, phẳng lỳ là phần mái lợp nhà với bề mặt ken dày đặc những lá cây cọ hoàng gia, thường được sử dụng lợp mái ở địa phương, tạo luồng lưu thông khí tự nhiên. Kiểu nhà này là một trong những kiến trúc xây dựng truyền thống của Mexcio, có tên Palapa. Ando đã phân chia không gian nội thất theo chiều dọc “Khu vực phía trên tầm mắt nắm bắt linh hồn của truyền thống địa phương thể hiện qua phần mái Palapa. Trong khi đó, dưới tầm mắt lại mang âm hưởng hiện đại với tường xi măng hình khối, những cột, sàn đá và cửa chớp bằng gỗ.” Tất cả được thực hiện với lớp hoàn thiện trần trụi, mộc mạc đem lại cảm giác phóng khoáng, gần gũi tự và cũng thật khiêm nhường, vững chãi. Hầu như không có sự khác biệt đáng kể giữa khu vực trong và ngoài nhà, điểm khác biệt duy nhất chính là phần mái che Palapa.

Photo: Edmund Sumner

Photo: Edmund Sumner

Những khu nhà khác bao gồm 6 cabin nhỏ mang chức năng phòng khách, được làm theo mẫu nhà Palapa truyền thống. Chúng được đặt ở vùng tận Tây, dọc theo mặt phía Nam của bức tường.

Photo: Edmund Sumner

Nằm ở phía Đông nhà chính là một phân khu dài và hẹp đóng vai trò của môt gallery trưng bày. Phía sau đó là studio sáng tạo của Sodi và những nghệ sỹ nội trú khác. Khắp công trình, không hề có sự hiện diện của một mảnh kính nào, và hệ thống thông gió cơ khí duy nhất chỉ được lắp đặt tại phòng trưng bày. Mục đích của việc làm này là tạo ra sự trần trụi, phô bày, gần gũi cùng thiên nhiên nhất có thể. Chi tiết này, bên cạnh kiểu hoàn thiện nội thất, chính là dấu ấn Wabi-Sabi mà Tadao Ando muốn gửi gắm vào công trình.

Photography by Fernando Farfán for Openhouse Magazine.

Photography by Fernando Farfán for Openhouse Magazine.

Photography by Fernando Farfán for Openhouse Magazine.

Photography by Fernando Farfán for Openhouse Magazine.

Phần sàn được tạo thành từ hai vật liệu: một hỗn hợp giữa granite và đá hoa cương có tên gọi Marmolia, và một loại gỗ cứng của Mexico tên là Parota. “Công trình độc đáo này sử dụng rất nhiều chất liệu khác lạ, cho phép tôi tạo ra một kiểu kiến trúc và không gian không thể thực hiện được ở đâu khác.” Chính cách tiếp cận độc đáo trong thiết kế cùng sự phối hợp về đặc điểm vật liệu địa phương đã tạo nên sự thành công của công trình này.

Photography by Fernando Farfán for Openhouse Magazine.

Photography by Fernando Farfán for Openhouse Magazine.

Photography by Fernando Farfán for Openhouse Magazine.

Photography by Fernando Farfán for Openhouse Magazine.

Thực hiện: Phương Nguyễn

Ảnh: tổng hợp.