Biến rác thải xây dựng thành BST nội thất

Bê tông vỡ, thép vụn thường được xem như rác thải không dùng đến của công trình xây dựng. Nhưng đối với JamesPlumb, studio thiết kế tại London thì đây lại là nguồn nguyên liệu thú vị cho BST nội thất mới nhất của mình.

rác thải 1

BST nội thất với nguồn nguyên liệu là rác thải xây dựng.

Nhóm thiết kế rất quan tâm đến việc tái sử dụng các loại vật liệu thải ra trong quá trình xây dựng hay tháo dỡ và đã biến chúng thành những món vật dụng hữu ích và phú hợp với một số không gian cá tính. Những thanh thép thường dùng trong việc đổ khuôn, tạo móng cấu trúc công trình nay lại được tận dụng để tạo hình sản phẩm. Những đường nét có phần ngẫu hứng, không mượt mà nhưng là độc đáo theo cách riêng. Sự gắn kết của bê tông cốt thép là sự kết hợp vật liệu quen thuộc, cũng vì thế mà chúng trở thành mối liên kết tạo cảm hứng cho toàn bộ sản phẩm.

rác thải 2

rác thải 3

Những sợi thép với hình dáng ngẫu hứng.

“Phần lớn các thiết kế dựa trên các yếu tố như phá huỷ, uốn cong và chế tạo thép theo cách ngẫu hứng. Chúng tôi giữ những hình dạng này gần giống nhất với lúc tìm thấy chúng. Thách thức ở đây là làm sao kết hợp các mảnh ghép lại cho phù hợp và sắp xếp chúng thành vòng lặp liên tục.” – Theo James Russell, một trong hai người điều hành studio cho biết.

rác thải 4

Những dáng hình của rác thải xây dựng.

Nguồn cảm hứng đầu tiên cho dự án đến từ chuyến đi San Francisco năm 2016 của các nhà thiết kế, khi họ chứng kiến những mảnh vụn dang dở của chiếc ghế đá trong công viên, gần như ngay lập tức ý tưởng tạo hình sản phẩm từ chất thải công trình đã nảy. Trong nhiều năm sau đó, nhóm thiết kế đã thường xuyên lui tới những công trình xây dựng ở hầu hết những nơi họ đi qua như Berlin, Lebanon.

Những mảnh vỡ bê tông với cọc thép vẫn còn cắm vào xuất hiện ở mọi hình dạng khác nhau, với họ, chúng tràn đầy sự đam mê, tính chân thật và vẻ thô sơ nguyên vẹn.

rác thải 5

Một trong những tác phẩm đầu tiên từ rác thải công trình – một chiếc đèn treo phía trên bàn ăn được làm riêng cho khách hàng tại New York.

Công việc ban đầu khá khó khăn bởi những trở ngại về giới hạn tiếp cận công trình cũng như sức khoẻ nhưng sau này nhóm thiết kế đã liên kết được với một công ty có thể cung cấp cho họ loại vật liệu lạ lùng này.

“Với chúng tôi, đó là nguồn nguyên liệu tuyệt vời và đầy phấn khích, chúng tôi như được chơi đùa với chúng để tạo ra các sản phẩm mới. Hiện nay, tuy một số công ty đã tách phần cốt thép khỏi bê tông để tái sử dụng nhưng nhìn chung loại vật liệu này sau khi được thải ra từ công trình vẫn luôn bị đánh giá thấp.” – Theo Russell.

Hệ khung thép được kết nối với nhau bằng kỹ thuật hàn, sau đó sẽ treo lên nhờ hệ dây kết nối với trục ròng rọc nhằm linh hoạt trong việc cố định cao độ. Ngoài đèn treo ra thì chân nến, đèn đứng cũng là mọt số sản phẩm được studio phát triển trong BST.

rác thải 7

rác thải 6

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

NTK Ross Lovegrove và quan điểm nội thất bền vững

Reusing Posidonia – Dự án dân cư thân thiện với môi trường